Tiền Giang: Trường Trung cấp Phật học tổ chức dã ngoại và thiền hành

PSo – Nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh (2/9), Sáng ngày 02/9/2022, Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học Tiền Giang đã tổ chức chuyến dã ngoại, thiền hành cho các Tăng Ni sinh Trung cấp Phật học khóa VIII đồng tham dự.

Nhằm để cho Tăng Ni sinh hiểu thêm về lịch sử cũng như phương pháp tu tập của dòng Thiền Trúc Lâm, Đại đức Thích Huệ Phát – Phó trưởng BTS, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh Tiền Giang, Trưởng ban Tổ chức chuyến dã ngoại, đã hướng dẫn đoàn viếng thăm Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác.

Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại ấp 1, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa được xây dựng năm 2012 theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.

Thiền viện có 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Trong đó khu ngoại viện bao gồm nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông,… với tổng diện tích hơn 47.000m vuông. Trong đó, Chánh điện của Thiền Viện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người.

Điểm nhấn quan trọng trong toàn thể kiến trúc tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác là bốn Thánh tích (hay còn gọi là Tứ động tâm) được xây dựng theo tỉ lệ 6/10 với thánh tích nguyên mẫu bên Ấn Độ và Nepal.

Bốn thánh tích này gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật Đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt.

Tại đây, dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Trúc Thạnh Đạo – Phó Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác; các thành viên trong đoàn có buổi thực tập Thiền (Samatha) và đảnh lễ tại bốn Thánh tích; nghe thuyết minh về ý tưởng và quá trình xây dựng Tứ động tâm tại Thiền viện.

Sau khi rời Thiền viện, đoàn đã về lại chùa Tân Long (ấp Hữu Thuận, xã Hữu Đạo, huyện Châu Thành). Ngôi chùa này do Đại đức Thích Huệ Phát đảm nhận Trụ trì. Từ nhiều năm qua Đại đức Thích Huệ Phát đã tổ chức và hướng dẫn Phật tử tu tập, thực hành Thiền Vipassana. Tại đây, các Tăng Ni sinh cũng được hướng dẫn thực tập thiền này.

Vipassana – nghĩa là thấy sự việc đúng như thật – là một trong những phương pháp thiền cổ xưa nhất tại Ấn độ. Truyền thống thiền này được Đức Phật Thích Ca tái phát hiện cách đây hơn 2500 năm; và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại – một “nghệ thuật sống”. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát.

Vipassana là con đường tự thay đổi bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền này chú trọng đến tương quan mật thiết giữa tâm và thân. Mối tương quan này có thể kinh nghiệm được trực tiếp bằng cách chú tâm thận trọng đến những cảm giác thực sự trên thân, những cảm giác luôn luôn đan xen và tạo ra các khuôn mẫu cho tâm. Hành trình quan sát và tự khám phá này đi vào cái gốc rễ chung của tâm và thân, từ đó xóa bỏ những bất tịnh tinh thần, mang đến một tâm quân bình tràn đầy tình thương và lòng từ bi.

Thông qua những trải nghiệm trực tiếp, ta hiểu được sự tiến bộ hay thụt lùi của bản thân diễn ra như thế nào, việc bản thân tạo ra những khổ đau hay việc tự giải thoát mình khỏi khổ đau diễn ra ra sao. Cuộc sống của ta gia tăng hiểu biết, không còn ảo tưởng, tràn ngập tự chủ và an lạc.

Một ngày dã ngoại vô cùng ý nghĩa của các Tăng Ni sinh được khép lại trong niềm hoan hỷ.

Một số hình ảnh ghi nhận được:

Khải Thiên

Download Android Download iOS
Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online