TP.HCM: Chùa Giác Ngộ đóng góp hơn 300 đơn vị máu trong chương trình Hiến máu nhân đạo

PSO - Với thông điệp ‘Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại’, sáng ngày 05-11  Chùa Giác Ngộ phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo Thành phố tổ chức Chương trình hiến máu nhân đạo lần thứ 62. Đây là cơ hội để Tăng Ni, Phật tử, những người hữu duyên đủ điều kiện về sức khỏe và mang trái tim nhân ái góp phần làm đầy nguồn máu dự trữ của Ngân hàng máu và kịp thời duy trì sự sống cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hoặc gặp tai nạn cần truyền máu hàng ngày, hàng giờ. Trong đợt hiến máu này, với hơn 370 tình nguyện viên đăng ký hiến máu online, 429 đăng ký trực tiếp, sau khi được khám sàng lọc và tư vấn sức khỏe, chỉ trong hơn ba tiếng buổi sáng ngày 05/11 đã có 316 đơn vị máu được gửi đến Ngân hàng máu của Trung tâm Hiến máu nhân đạo thành phố. Chị Liên Hương, đảm nhận vai trò phụ trách Chương trình Hiến máu nhân đạo tại chùa Giác Ngộ, chia sẻ: “Trước khi hiến máu, chúng tôi đã hướng dẫn quy trình cho tất cả mọi người để đảm bảo đúng quy trình và an toàn. Rất vui là mọi người đều ý thức, làm đúng công tác hướng dẫn, chính vì đó mà chương trình diễn ra thành công ngoài mong đợi. Đồng thời, tôi cùng các chị em phụng sự cho chương trình rất lấy làm trân quý sự quan tâm, nhiệt tình, tích cực liên hệ, hỗ trợ của Trung tâm Hiến máu nhân đạo Thành phố, với sự giúp đỡ từ Trung tâm, chương trình Hiến máu nhân đạo tại chùa đã được diễn ra an toàn, chỉn chu”. Ngồi trên ghế chờ đến lượt kiểm tra sức khỏe trước hiến máu, ĐĐ. Thích Minh Đức (Chùa Pháp Bảo, Gò Vấp) với 15 lần Hiến máu nhân đạo, chia sẻ:“Sức khỏe Thầy sau khi hiến máu rất tốt, vì những giá trị và lợi ích của hiến máu nhân đạo, Thầy cũng vận động nhiều huynh đệ, Phật tử hưởng ứng tham gia. Có vị tích cực hưởng ứng và tạo thành thói quen hiến máu định kỳ 3 tháng/ lần, cũng có vị vẫn còn tâm lý e ngại vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, sợ phải hiến thường xuyên. Riêng, chùa Giác Ngộ vận động mỗi lần hàng trăm tình nguyện viên tham dự, hiến máu như thế này là rất khó, rất có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đang cần máu để duy trì sự sống.”    Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chương trình Hiến máu nhân đạo tại chùa Giác Ngộ không chỉ kêu gọi được đông đảo Tăng Ni, Phật tử tham gia mà còn nhận được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của rất nhiều tình nguyện viên trẻ, năng động tích cực trong phong trào Hiến máu tình nguyện. Tham gia chương trình Hiến máu nhân đạo lần thứ 62 do Chùa Giác Ngộ phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo Thành phố tổ chức, anh Trần Thiện Lâm, (33 tuổi, Quận Bình Tân) với 34 lần Hiến máu nhân đạo, phấn khởi chia sẻ: “Tham gia hiến máu nhân đạo nhiều lần, tại nhiều nơi khác nhau, nhưng đây là lần đầu anh đến tham gia hiến máu tại chùa Giác Ngộ. Tuy sáng nay rất đông người đến cho máu nhưng quy trình đăng ký, kiểm tra sức khỏe lại rất nhanh chóng, thuận lợi, do có nhiều tình nguyện viên hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo. Cảm ơn các bác sĩ, kỹ thuật viên và các tình nguyện viên rất nhiều.” Chương trình đã lan tỏa thông điệp “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” đến nhiều người. Do đó, kết quả hoạt động không chỉ dừng lại ở số đơn vị máu được hiến tặng, mà còn lan toả trong những nghĩa cử cao đẹp, đồng kêu gọi thêm nhiều cá nhân cùng làm giàu quỹ máu nhân đạo, nhân lên tình thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

Liên Thủy

Download Android Download iOS
Nhiều dấu ấn đặc biệt về Phật học viện Huệ Nghiêm được nhắc lại trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng 27/11, Phật học viện Huệ Nghiêm đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964- 2024) trong không khí trang nghiêm và ý nghĩa. Sự kiện còn kết hợp với lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 30 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ và tri ân chư Tôn thiền đức tiền bối hữu công.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online