TP.HCM: Hoà thượng Thích Nhựt Hỷ chủ giảng về “Kỹ năng hoằng pháp” tại Khóa bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và thi diễn giảng cấp Trung ương

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng nay ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/ Giáp Thìn), tại Khóa bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Hoằng pháp và thi diễn giảng cấp Trung ương, Hòa thượng Thích Nhựt Hỷ đã có buổi thuyết giảng đặc biệt về “Kỹ năng hoằng pháp” cho chư Ni học viên và các thí sinh tham dự. Với kinh nghiệm sâu sắc và tâm huyết trong công tác hoằng dương chánh pháp, Hòa thượng đã chia sẻ những kỹ năng quan trọng, từ cách truyền đạt giáo lý hiệu quả đến phương pháp gắn kết với Phật tử trong thời đại mới. Đây là cơ hội quý báu giúp các giảng sinh lĩnh hội kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao kỹ năng hoằng pháp, và tự tin hơn trong sứ mệnh lan tỏa Phật pháp đến khắp muôn nơi.

Trong cuộc sống, việc duy trì một trật tự, một nền tảng đạo đức vững chắc là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đặc biệt là hàng xuất gia đệ tử Phật mang sứ mệnh “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”. Hoà thượng nhấn mạnh ba yếu tố quan trọng nhất mà một nhà hoằng pháp cần có đó là Phép Tắc, Pháp Lý và Pháp Tu. Ba yếu tố này không chỉ giúp chúng ta sống có ý nghĩa trong đời sống thường nhật mà còn là phương tiện để tiến gần đến sự giải thoát, giác ngộ trên lộ trình tu học và làm Phật sự.

Phép Tắc là những nguyên tắc cơ bản trong ứng xử và giao tiếp, Pháp Lý là những quy định giúp duy trì sự công bằng và chính trực, còn Pháp Tu là con đường tu học để chuyển hóa bản thân. Mỗi yếu tố này đều có một vai trò riêng biệt, nhưng tất cả đều hướng đến việc giúp chúng ta sống đúng đạo, tu tập đúng pháp và đạt được sự an lạc trong tâm hồn, tạo nên nền tảng vững chắc cho một cuộc sống an vui, hòa hợp. Như trong Kinh A Hàm, phẩm Chân lý trong hành động, Đức Phật chỉ rõ rằng người hoằng pháp không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động của chính mình. Để thuyết phục người khác, bản thân người hoằng pháp phải là tấm gương sống động của Chánh pháp.

Tiếp theo, Hòa thượng triển khai kỹ năng hoằng pháp qua lời nói, một yếu tố có thể nói là lưu tâm hàng đầu trong việc giúp truyền bá Chánh pháp đến với mọi người. Đức Phật dạy rằng: “Lời nói như hoa, có thể làm đẹp lòng người, khiến họ sinh lòng thiện lành.” Trong khi đó, lời nói cũng có thể như phân, nếu không cẩn thận, có thể gây tổn hại, làm ô uế tâm thức của người nghe. Vì vậy, người hoằng pháp cần phải thận trọng trong từng lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, thanh tịnh, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng. Nói những lời chân thật, từ bi, hòa nhã, những lời khuyên chân thành sẽ xây dựng được niềm tin vững chắc và truyền cảm hứng cho người nghe đi theo con đường chân chánh, mang lại lợi ích cho số đông.

Đãi lao quý Ni trưởng trong Phân ban Ni giới Trung ương, thay lời cho toàn thể quý học viên, Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nghiêm - Phó PBNG TƯ, đặc trách các tỉnh miền Tây đã dâng lời tri ân lên Hòa thượng Giảng sư “Hơn một phần tư thế kỷ, và đúng một phần tư thế kỷ, Hòa thượng đã sống trong pháp của Đức Phật và với bề dày kinh nghiệm trên con đường hoằng pháp lợi sanh. Chúng con hôm nay như được uống những dòng sữa cam lồ, Hòa thượng đã đưa chúng con từ những bậc thấp lên tới tầng cao của một người hoằng pháp đúng theo lời Phật dạy để chúng con nghiên tầm sâu sắc những nấc thang mà mình cần phải đi qua nhằm có một kết quả trên con đường hoằng pháp lợi sanh”

Buổi học đã để lại trong lòng chư Ni học viên những bài học quý báu và định hướng rõ ràng cho hành trình hoằng pháp sắp tới. Những lời giảng của Hòa thượng không chỉ truyền tải kỹ năng mà còn thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, khích lệ chư Ni vững bước trên con đường phụng sự đạo pháp và lợi lạc quần sinh. Với những hành trang này, các học viên sẽ tự tin hơn trong việc truyền bá giáo lý nhà Phật, mang lại lợi ích thiết thực và bền vững cho cộng đồng Phật tử trên cả nước.

Sau đây là một số hình ảnh khác tại buổi thuyết giảng:

Tin, ảnh: Huệ An - Trung Thắng

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online