14/07/2023 11:57

TP.HCM: HT. Thích Huệ Thông thuyết giảng tại Trường hạ Thiền viện Quảng Đức chủ đề: “Nét đẹp Tăng Đoàn”

PSO - Sáng ngày 14/7/2023 (nhằm ngày 27/5 năm Quý Mão), HT. Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Pháp chế Trung Ương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã quang lâm về Trường hạ Thiền viện Quảng Đức (trụ sở Văn phòng 2, TƯGH), số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, thuyết giảng đề tài "Nếp đẹp Tăng đoàn" cho Hành giả An cư Kiết hạ tại Thiền viện Quảng Đức.

Trong buổi giảng Hòa thượng Thích Huệ Thông phân tích làm rõ nét đẹp của Tăng Đoàn là nét đẹp của thanh tịnh, hòa hợp và bình đẳng dựa trên nền tảng của giới luật (Ba la đề mộc xoa). Trong 12 năm đầu Phật chưa chế giới luật, chư Tăng sống trong tinh thần lục hòa cộng trụ (thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tranh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân).

Trong 12 năm sau khi Phật thành đạo, trong Tăng đoàn xuất hiện một số vị Tỳ kheo không thanh tịnh, vị nào phạm lỗi nào Phật chế giới ấy các vị Tỳ kheo trong Tăng đoàn biết mà gìn giữ. Giới luật của Phật là tùy phạm tùy chế, Phật không tự chế ra giới luật khi chưa có tỳ kheo vi phạm. Giới luật của Phật chế mục đích làm cho thanh tịnh Tăng đoàn, giúp cho sự chứng ngộ của Tỳ kheo, và không bị người thế tục chê cười.

Nhờ có giới luật mà giúp cho Tăng đoàn được thanh tịnh, nhờ có giới luật giúp Tăng đoàn được hòa hợp, nhờ có giới luật mà giúp Tỳ kheo trong Tăng đoàn được bình đẳng. Hòa hợp là hòa hợp từ thân, khẩu, ý, hòa hợp khi bàn việc và hòa hợp khi giải tán. Bình đẳng là tất cả những Tỳ kheo khi chưa xuất gia có thể ở trong các gia cấp khác nhau từ Bà la môn, sát đế lỵ, phệ xá, thủ đà la, chiên đà la nhưng khi trở thành đệ tử Phật đều là Tỳ kheo đều bình đẳng trong giới luật (Tỳ kheo 250 giới và Tỳ kheo ni 348 giới).

Hòa thượng nhấn mạnh: An cư Kiết hạ không phải chỉ có trong Phật giáo mà trước đó Bà la môn giáo và Kỳ na giáo đã có. Nhưng An cư Kiết hạ của Phật giáo khác với Bà la môn giáo và Kỳ na giáo là ở chỗ căn cứ trên giới luật (Ba la đề mộc xoa) Thanh tịnh, hòa hợp và bình đẳng. Trong bộ Nghiệp Sớ ghi: Thu thúc tâm lại một chỗ gọi là An; Trong bộ Tư Trì Ký ghi dừng tâm lại một chỗ gọi là Kiết. Nên An cư Kiết hạ là thu thúc thân và tâm lại chỗ.

Hòa thượng cũng dạy về 7 pháp duyệt tránh (7 pháp dứt sự tranh cải) để cho hành giả an cư ứng dụng vào trong đời sống tu tập, để dẫn đến hòa hợp thanh tịnh.

Sau cùng, Hòa thượng chia sẻ giáo lý căn bản, nền tảng Phật dạy vô thường, duyên sinh, vô ngã hướng dẫn hành giả an cư tinh tấn quan sát để nhận ra các đặc tính này luôn có mặt, hiện hữu trong các pháp, trong tất cả các sự vật, hiện tượng. Chân lý luôn có mặt, luôn hiện hữu, Phật không phải là người sáng tạo ra chân lý mà Phật đã thấy được chân lý và hướng dẫn mọi người nhìn thấy chân lý ấy.

Lâm Út

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Thiền và lẽ sống

Con đường tu tập của mỗi người chính là sự nhìn lại thân và tâm mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút với sự chánh niệm. Chúng ta hãy quán chiếu và cảm nhận con đường đi đến đạo lộ phạm hạnh.

Phật pháp ứng dụng yêu thương trẻ con đúng cách

Mong tất cả các bậc cha mẹ, không chỉ là đấng sinh thành, mà cần là những người thầy cô giỏi để góp phần mang lại những người con trung thực và hữu ích cho cuộc đời. Con cái chắc chắn cũng sẽ rất tự hào khi có những bậc cha mẹ như vậy.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online