PSO - Sáng nay, ngày 7/11, tiếp tục chương trình Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện PGVN tại TP.HCM, tại cơ sở 2 Học viện đã chính thức khai mạc Hội thảo khoa học chủ đề “Phật Học Việt Nam Thời Hiện Đại: Bản Chất, Hội Nhập Và Phát Triển”. Theo đó, Hội thảo đã đón nhận 170 bài tham luận quan trọng để định hướng xây dựng ngành Giáo dục Phật giáo trong tương lai.

Chư Tôn đức chứng minh

Nhân sĩ trí thức, nhà nghiên cứu và học giả Phật giáo trong và ngoài nước đồng tham dự.
Tham dự lễ khai mạc có: HT. Thích Trí Quảng – Phó Pháp Chủ kiêm Giám luật HĐCM, Viện trưởng Học viện; HT. Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng thường trực Học viện; TT. Thích Thanh Quyết – Phó Chủ tịch HĐTS, trưởng Ban Giáo dục Phật giáo TƯ, Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội; TT. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS; HT. Thích Hải Ấn – UV TT HĐTS, Viện trưởng HVPGVN tại Huế; HT. Thích Huệ Thông – Phó Tổng thư ký kiêm chánh văn phòng 2 TƯ; HT. Danh Lung – UV Thư ký HĐTS, Phó Văn phòng 2 TƯ; TT. Thích Minh Nhẫn – UV HĐTS, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban Hoằng pháp TƯ, Tổng biên tập Kênh truyền hình Phật sự Online; cùng chư Tôn đức Ban thường trực HĐTS, Hội đồng điều hành Học viện, cùng các nhân sĩ trí thức, nhà nghiên cứu và học giả Phật giáo trong và ngoài nước đồng tham dự.

Hoà thượng trưởng Ban tổ chức phát biểu khai mac Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, HT.Thích Giác Toàn nhấn mạnh: “Giáo dục Phật giáo về bản chất là con đường khai sáng, dẫn đến sự tỉnh thức, khép lại nỗi khổ niềm đau, mở ra an vui hạnh phúc cho nhân sanh. Một trong các năng lực siêu giác quan được đức Phật ca ngợi và khích lệ các Tăng sĩ nên phổ biến trong sứ mạng độ sanh là giáo hoá thần thông mà ở ngữ nghĩa thích hợp nhất, Giáo dục là một phép mầu. Sự tác động tích cực của giáo dục tỉnh thức là mở ra cơ hội chuyển hoá, giúp cho người phàm trở thành hiền thiện chân nhân, chân nhân trở thành tiệm cận Thánh nhân, tiệm cận Thánh nhân trở thành Thành nhân, trên nền tảng chuyển mê khai ngộ, chuyển phàm thành Thánh, vốn vượt lên trên các loại hình giáo dục thuộc các ngành khoa học xã hội, nhân văn và khoa học tự nhiên”.

Theo Hoà thượng, các chủ đề của Hội thảo nhằm đóng góp chất xám của các học giả trong Phật giáo và ngoài xã hội, mở ra hướng nghiên cứu liên ngành, khơi mở ánh sáng học thuật, theo đó, giúp chúng ta tìm ra được các giá trị chuyển hoá từ việc ứng dụng giáo dục Phật giáo vào trong cuộc sống.

TT.Thích Nhật Từ báo cáo đề dẫn Hội thảo
Báo cáo đề dẫn Hội thảo, TT.Thích Nhật Từ đã khái quát nội dung và ý nghĩa 6 chủ đề chính của Hội thảo. Theo đó, Hội thảo đã đón nhận 170 bài tham luận, trong đó 134 bài phản ánh đúng bản chất chủ đề chính của Hôi thảo “Phật Học Việt Nam Thời Hiện Đại: Bản Chất, Hội Nhập Và Phát Triển”.
Hội thảo được chia làm 6 diễn đàn chính: 1.
“Giáo dục Phật giáo: bản chất, phương pháp và giá trị”, 2.
“Phật học Việt Nam thời hiện đại: bản chất, hội nhập và phát triển”, 3.“Các phong trào Phật học tại Việt Nam”, 4.“
Chương trình Phật học của HVPGVN tại TP.HCM và trên thế giới”, 5.“Nhu cầu cải cách Phật học tại Việt Nam”, và 6.“Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và xã hội.”

TT. Thích Thanh Quyết với tham luân “Đặc điểm giáo dục Phật giáo”

TT. Thích Đức Thiện với tham luận “Nhu cầu phát triển giáo dục Phật giáo tại Việt Nam”

HT. Thích Huệ Thông với tham luận “Bản chất, đặc điểm và giá trị giáo dục của đức Phật”.
Dịp này, chư Tôn đức cấp cao của GHPGVN đã có những bài tham luận đầy ý nghĩa đóng góp cho sự thành công của Hội thảo như: TT. Thích Thanh Quyết với tham luân “Đặc điểm giáo dục Phật giáo”, TT. Thích Đức Thiện với tham luận “Nhu cầu phát triển giáo dục Phật giáo tại Việt Nam”, HT. Thích Huệ Thông với tham luận “Bản chất, đặc điểm và giá trị giáo dục của đức Phật”.

ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng vụ Phật giáo, phát biểu chúc mừng
Thay mặt Ban tôn giáo Chính phủ, ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng vụ Phật giáo đã có lời phát biểu chúc mừng hội thảo kỷ niệm 35 năm thành lập học viện tại Tp.HCM được thành công tốt đẹp. Theo ông, sự kiện lần này khẳng định dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp Giáo dục Phật giáo và Giáo dục xã hội, góp phần phát triển giá trị tốt đẹp của Phât giáo trong đời sống nhân loại.

HT.Thích Trí Quảng ban huấn từ
Đúc kết buổi khai mạc Hội thảo, Trưởng lão Hoà thượng Viện trưởng chỉ đạo; Hội thảo khoa học là tiền đề đóng góp cho sự phát triển về lĩnh vực giáo dục Phật giáo; vì thế, Hoà thượng mong muốn Ban giáo dục Tăng Ni Trung ương GHPGVN tiếp nối Hội thảo lần này để nghiên cứu tổ chức nhiều cuộc Hội thảo Phật giáo khác tại 4 Học viện trên cả nước; thông qua đó thu thập nguồn tư liệu có giá trị nhằm giúp Tăng Ni mở mang kiến thức của mình trong tương lai.

Chư Tôn đức diễn giả

Được biết, sau lễ khai mạc, các diễn giả sẽ trở về 6 diễn đàn tại 5 điểm thuộc cơ sở 2 Học viện và 1 điểm tại chùa Thanh Tâm (cách Học viện 500m) để trình bày những bài tham luận của mình đã đăng ký trước đó. Đến cuối buổi chiều cùng ngày sẽ diễn ra Lễ bế mạc để đánh giá lại kết quả Hội thảo.
Một số hình ảnh của lễ khai mạc Hội thảo:
Tâm Giao, ảnh: Đăng Huy