TP.HCM: Lễ đại tường Ni trưởng Thích Nữ Như Giác, Viện chủ Quan Âm tu viện

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng 10/7/2024 (05/6 năm Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ đại tường Ni trưởng Thích Nữ Như Giác, Chứng minh Phân ban Ni giới quận Phú Nhuận, Viện chủ Quan Âm tu viện.

Chứng minh buổi lễ có sự hiện diện của chư Tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; chư Tôn đức Văn Phòng I, Văn phòng II TƯ, Ban Trị sự GHPGVN TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh thành; Ban Trị sự GHPGVN Tp.Thủ Đức và các quận, huyện; môn phái Tổ đình Vĩnh Nghiêm và chư Tôn đức trụ trì các tự viện.

Tại buổi lễ, sau thời kinh cũng ngọ và cung tiến giác linh, chư Tôn đức Tăng đã thắp hương tưởng niệm, cầu nguyện Giác linh cố Ni trưởng cao đăng Phật quốc.

Theo tiểu sử, Ni trưởng Thích Nữ Như Giác, thế danh Nguyễn Thị Dần, sinh năm Bính Dần (1926), tại xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình có 6 anh em, 5 trai, 1 gái, có truyền thống thờ kính Tam bảo.

 

Năm 1941, Ni trưởng đến chùa Hoằng Pháp - Kiến An, Hải Phòng (đã bị tiêu thổ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp) bái Hòa thượng Ngộ Chân Tử làm nghiệp sư, xuất gia tu học theo hệ phái Đại đạo sư, được Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Huệ Giác. Vài năm sau đó, Ni trưởng xin chuyển về chùa Tây Khánh, Cao Mại, Thái Bình tu học, được một thời gian thì Hòa thượng Nghiệp sư gọi về chùa Hoằng Pháp. Năm 1945 khi miền Bắc xảy ra chiến tranh ác liệt, nạn đói hoành hành, Hòa thượng Nghiệp sư quyết định đưa Ni trưởng cùng chúng đệ tử di cư vào miền Nam hoằng hóa.

Năm 1961, nguyện vọng muốn được thọ giới để tu tập, trau dồi thân tâm nên Ni trưởng xin phép Hòa thượng Nghiệp sư đến đảnh lễ Ni trưởng Thích Nữ Chí Kiên làm thầy y chỉ, được Ni trưởng cho phép thọ giới Sa-di rồi Thức-xoa, đồng thời xin nhập chúng chùa Từ Nghiêm để thuận lợi cho việc tu học và hành đạo. Năm 1968, Ni trưởng thọ giới Cụ túc tại chùa Pháp Quang, TP.Hồ Chí Minh, được ban pháp hiệu là Như Giác.

Trong pháp nạn đấu tranh năm 1963, Ni trưởng khi ấy còn là vị tập sự xuất gia, đã được đến chùa Phước Hải - quận 10 để lo việc thị giả cho chư tôn đức trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và được cắt cử trong nom, nhang đèn tại Quan Âm tu viện, dần phát triển ngôi tự viện đơn sơ tại cù lao sông nước.

Là người thích hạnh độc cư Ni trưởng đã mua đất để cất cốc tu học. Năm 1972 kiến tạo nên tự viện đặt tên Kiều Đàm. Đến năm 1998, chùa Kiều Đàm đã phải di dời và Ni trưởng được Môn phái Vĩnh Nghiêm, cử về lại Quan Âm tu viện để đảm nhận trách nhiệm trụ trì, theo thỉnh nguyện của Phật tử địa phương thay thế Ni sư Thích Nữ Minh Duyên đã viên tịch và chỉ đạo cho trưởng pháp tử của mình là Ni sư Thích Nữ Như Tín, xây dựng chỉnh trang lại chùa Bảo Minh (quận Bình Thạnh) để tiếp Ni độ chúng.

Trong cuộc đời và đạo nghiệp hành đạo của mình, Ni trưởng như Giác để lại nhiều dấu ấn lợi tha với tâm nguyện hành bồ-tát đạo, với đồ chúng dạy răn nghiêm nghị, với tín đồ dung dị hài hòa.


Vào đầu mùa Vu lan - Báo hiếu năm Nhâm Dần, Ni trưởng thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 12 giờ 30 ngày 3/8 (nhằm mùng 5/7/Nhâm Dần), trụ thế 97 năm, 55 hạ lạp.

Ni sư Huệ Đức dâng lời tác bạch

Dịp này, Quan Âm tu viện cũng đã thiết lễ dâng y cúng dường đến chư Tôn đức Tăng.

Hoà thượng Thích Thanh Hùng có đôi lời tán thán công đức tổ chức buổi lễ tri ân và báo ân Tổ Thầy của Ni sư Huệ Đức, đồng thời cũng đã tổ chức lễ dâng pháp y ca sa nhân mùa an cư kiết hạ. Bởi vì Cà sa pháp là biểu tượng giải thoát phước điền, Phật tử thành kính với tâm lành của mình hướng về ba ngôi tam bảo, gieo mầm phước điền đó để có công đức. Và nếu muốn hiện tại cùng tương lai đều được phước báu an lành, thành tựu thì chúng ta phải giữ vững được bồ đề tâm, để có an vui, có giải thoát. Và nguyện hồi hướng giác linh cố Ni trưởng cao đăng thượng phẩm, quả chứng vô sanh.

Hoà thượng Thích Thanh Hùng ban đạo từ

Trung Thắng

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Phật giáo huyện Bù Gia Mập tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

Sáng nay, ngày 24/11/2024, tại Thiền Tự Trúc Lâm Thiên Sơn (thôn Khắc Khoan, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) Thường trực Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập đã tổ chức khóa tu lần thứ 10 cho Tăng Ni Phật tử huyện nhà và tưởng niệm 716 năm ngày Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (1308-2024).

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online