TP.HCM: Lễ truy điệu trước khi di quan trà tỳ cư sĩ Tống Hồ Cầm

Trước khi đưa linh cữu cư sĩ Tống Hồ Cầm đến đài hỏa táng để trà tỳ, Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM đã trang nghiêm làm lễ truy điệu. Buổi lễ có sự chứng minh của chư Tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, và chư Tăng, Phật tử, thân bằng quyến thuộc có mặt cùng tiễn biệt ông lần cuối vào sáng nay, ngày 14-3, tại chùa Hải Quang (Q.Tân Bình).

Tại lễ truy điệu, trước chơn linh Phật tử Tâm Bửu – Tống Hồ Cầm, thay mặt Ban Tổ chức Tang lễ và Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM, TT.Thích Thiện Qúy, Phó Trưởng Ban Trị sự, Phó Ban Tổ chức đã ôn lại cuộc đời và thành kính đọc bài điếu văn tưởng niệm để tri ân công đức vị nhân sĩ tri thức đã nhiệt tâm cống hiến cả cuộc đời cho Phật giáo Việt Nam.

Ông sinh ngày 23 tháng 02 năm 1918 trong một gia đình có truyền thống Phật giáo tại làng Hương Cần, Phú Xuân (nay là tỉnh Thừa Thiên Huế). Hơn những gì chúng ta có thể nghĩ, Cư sĩ Tống Hồ Cầm - pháp danh Tâm Bửu quả thật là một Nhân sĩ Phật tử thuần thành, một đời chánh tín – tôn kính Tam Tôn; chung thủy với lý tưởng phụng đạo - yêu nước; hòa ái, chân tình với tất cả thân hữu, gia quyến, cộng sự và những người quen biết. Ông quả thật là tấm gương đạo đức rạng ngời trong trang sử Việt Nam thời cận đại.

Trong điếu văn đã khẳng định “Tuổi Đại thọ 105, hơn 85 năm phụng sự cho Đạo pháp và Dân tộc, thật khó có thể tán dương hết những công đức cao quý của Ông đã một đời tận tụy phụng sự cho Phật giáo cho đến khi Ông an nghỉ chốn hồng trần. Phật tử Tâm Bửu đã để lại nhiều dấu ấn trong dòng sinh mệnh năng động và phát triển của Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Thành hội Phật giáo TP.HCM nói riêng. Đồng thời, ông còn để lại nhiều điển tích của sự đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ và báo chí Phật giáo; đặc biệt đối với tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam”.

Tại buổi lễ bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM, đồng Trưởng Ban Tổ chức Tang lễ đã dành thời gian ôn lại công trạng của người cư sĩ lão thành, nhân sĩ khả kính Tống Hồ Cầm đã sống vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết thống nhất Phật giáo Việt Nam; đồng thời cũng dâng lên chơn linh cố cư sĩ lời tưởng niệm của Uỷ ban MTTQVN TP.HCM.

“Nhớ về nhân sĩ, cư sĩ Tống Hồ Cầm, chúng ta nhớ về một thanh niên nhiệt huyết, một trí thức yêu nước luôn tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống chế độ thực dân, độc tài, áp bức, đấu tranh đòi quyền tự do, độc lập cho dân tộc… Nhớ về Nhân sĩ, cư sĩ Tống Hồ Cầm, chúng ta nhớ về một nhà báo, nhà thơ luôn lao động tận tụy, miệt mài, nghiêm túc và trách nhiệm cao với sứ mệnh của người cầm bút, lan tỏa lòng yêu quê hương đất nước và đoàn kết dân tộc… Nhớ về ông, chúng ta nhớ về một vị Cư sĩ luôn nêu cao đạo đức trong sáng, tự tu dưỡng, rèn luyện không ngừng để phụng sự đạo pháp và dân tộc, thực hiện những việc làm thiết thực ích đạo, lợi đời; hướng đến mục tiêu cao đẹp của đất nước và niềm tin tôn giáo gắn bó với dân tộc…"

Hôm nay ra đi về cõi vĩnh hằng, cầu mong hương linh Nhân sĩ, cư sĩ Tống Hồ Cầm sớm được cao đăng Phật quốc và tấm gương sáng của ông được đồng bào Phật tử noi theo, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.” Chủ tịch Uỷ MTTQVN TP.HCM Tô Thị Bích Châu xúc động đọc lời tưởng niệm.

Tiếp đó, TT.Thích Tâm Hải đã đãi lao cho HT.Thích Giác Toàn, Trưởng Ban Tổ chức Tang Lễ, đọc bài thơ “Trăm Năm Cư Sĩ” của Hòa thượng soạn để tán dương công đức 85 năm phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của cư sĩ Tống Hồ Cầm. Đại diện gia quyến phát biểu cảm tạ, đảnh lễ tri ân chư Tôn đức, cảm ơn chính quyền các cấp.

Tiễn biệt lần cuối người cư sĩ lão thành, trước linh cữu của ông, chư Tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, chư Tôn đức hiện diện, đại diện Chính quyền Thành phố, huynh trưởng, đoàn sinh Gia đình Phật tử, thân bằng quyến thuộc… đã hiệp thông thành kính thắp nén tâm hương nhất tâm cầu nguyện Hồng ân Tam bảo phóng quang tiếp dẫn Chơn linh Cư sĩ Tống Hồ Cầm, Pháp danh Tâm Bửu được an tịnh nơi cảnh giới an nhiên.

Sau lễ truy điệu, như lịch trình Lễ Tang, linh cữu của cư sĩ Tống Hồ Cầm được đưa đến đài hỏa táng Bình Hưng Hòa để thực hiện nghi thức trà tỳ. Theo đó, chư Tôn đức Tăng Ni và đông đảo Phật tử đã nối thành đường dài để theo chân đoàn di quan đưa tiễn linh cữu của ông đến nơi trà tỳ.

Như đã thông tin, do niên cao, cư sĩ Tống Hồ Cầm, pháp danh Tâm Bửu đã mãn duyên, từ trần vào lúc 8 giờ 20 phút hôm nay 11-3-2022 (nhằm mùng 9 tháng 2 năm Nhâm Dần) tại tư gia ở quận Tân Bình, TP.HCM, đại thọ 105 tuổi.

Sinh thời ông từng đảm nhiệm nhiều vai trò từ thời chấn hưng Phật giáo, qua An Nam Phật Học cho đến sau này, khi vào Sài Gòn, tham gia Hội Phật học Nam Việt, gắn bó với ngành báo chí Phật giáo, cộng tác với tạp chí Viên Âm, Phương Tiện, làm Tổng Thư ký tòa soạn tạp chí Từ Quang, Trị sự rồi Phó Tổng biên tập Báo Giác Ngộ.

Cư sĩ Tống Hồ Cầm từng đảm nhiệm nhiều trọng trách khác như Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN và TP.HCM, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Ủy viên Hướng dẫn Nam nữ Cư sĩ Phật tử thuộc Thành hội Phật giáo TP.HCM (nhiệm kỳ II, III), Thành viên Ủy ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ủy viên Kiểm soát Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN...

Cư sĩ là một trong những nhân sĩ yêu nước và đã nhận rất nhiều huân, huy chương do Nhà nước trao tặng, là người anh cả thuộc thế hệ khai sáng tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam đồng thời với cố cư sĩ Võ Đình Cường.

Ông cũng là nhà thơ, với nhiều tác phẩm đã xuất bản dưới bút danh Tống Anh Nghị.

Đăng Huy

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online