PSO - Sáng ngày 18/07, trong Hội nghị triển khai các văn kiện của GHPGVN được Ban Trị sự GHPGVN quận Tân Phú tổ chức tại chùa Hạnh Nguyện – Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo quận, Thượng tọa Thích Phước Nguyên – Phó Tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng 2 Trung ương đã quan lâm triển khai về Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX và chương trình mục tiêu, phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm nhiệm kỳ 2022 – 2027.
Tham dự buổi triển khai Quy chế có sự tham dự của HT.Thích Thiện Hòa, Trưởng ban Trị sự Phật giáo quận Tân Phú; TT.Thích Quảng Tiến, Ủy viên HĐTS, Phó Văn phòng 2 Trung ương, Phó ban TT ban Trị sự Phật giáo quận Tân Phú cùng chư Tăng Ni trụ trì trên địa bàn quận.
Tại buổi chia sẻ, Thượng tọa Thích Phước Nguyên đã thông qua nội dung Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022 – 2027, gồm có 12 mục. Trong đó, về phương hướng hoạt động cảu nhiệm kỳ có 12 mục tiêu cần phải quan tâm thực hiện. Mục 2 của Phương hướng này là: “Nâng cao năng lực quản trị hành chính và điều hành Phật sự của Giáo hội. Xâydựng Giáo hội số theo xu thế thời đại. Kiện toàn và hoàn thành các trung tâm điều hành điện tử của hai văn phòng Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN các địa phương”.
Thượng tọa đã giải thích các khái niệm thế nào là “quản trị, quản trị hành chính”, thế nào là “lãnh đạo, điều hành Phật sự”; yếu tố của “quản trị” và ứng dụng “quản trị” trong đời sống tu tập.
Thượng tọa đã định nghĩa từ ngữ “quản trị” theo khoa học ngôn ngữ, để từ đó thấy được các phạm trù quản trị trong cuộc sống, lợi ích thiết thực của nghệ thuật quản trị trong cuộc sống đời thường đạt đến mục tiêu nhất định.
Trong công tác Phật sự, theo từng cấp của Giáo hội, người lãnh đạo phải có kế hoạch, phương hướng hoạt động ngắn hạn, dài hạn cụ thể. Tổ chức nhân sự phù hợp với từng công việc, vụ việc và định hướng nhân lực lâu dài, ….Phân bổ thời gian làm việc hợp lý.
Hệ thống kỷ năng làm việc, quản lý trong các Phật sự, quản lý khả năng tư duy của bản thân, tư duy kinh nghiệm để lấy đó làm tin hoa làm việc; tư duy khả năng để thấy năng lực của người khác mà điều hành.
Hệ thống tuân thủ, pháp luật, giới luật. Một vị tu sĩ Phật giáo phải tuân thủ Pháp luật, Giới luật và Giáo luật, có như vậy mới phát triển giá trị bản thân và làm cho tập thể Tăng đoàn thanh tịnh.
Như vậy người “quản trị” là người biết hoạch định Kế hoạch, tổ chức Nhân sự, hệ thống Kỷ năng và hệ thống Tuân thủ để đạt đến mục tiêu nhất định trong cuộc sống.
Để thực hiện thành tựu các mục tiêu, phương hướng nhiệm kỳ mà Trung ương Giáo hội đề ra, đòi hỏi tất cả Tăng Ni Phật giáo đồ Việt Nam phải đoàn kết một lòng, quyết tâm thực hiện, chư Tôn đức đang nhận trách nhiệm trong Ban Trị sự GHPGVN các cấp phải biết các phân bổ, cắt đặt công việc cho phù hợp với từng con người trong Giáo hội để đạt đến mục tiêu đã đề ra.
Một số hình ảnh được ghi nhận:
Công Minh