TP.Hồ Chí Minh: Chùa Viên Giác, chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm tỉnh Đồng Nai tham dự giỗ Tổ tại tổ đình Vĩnh Nghiêm

PSO - Sáng ngày 27/12/2022 (Nhằm ngày 05/12/Nhâm Dần) chư Tăng và Phật tử chùa Viên Giác, chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã về tham dự lễ giỗ Tổ tại tổ đình Vĩnh Nghiêm (phường 7, quận 3, TP.Hồ Chí Minh).

"Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây." đó là đạo lý truyền thống nghìn đời của cha ông ta. Để nhớ ơn Tổ sư hệ phái Vĩnh nghiêm, nhân ngày Húy kỵ Đại lão Hoà thượng thượng Thanh hạ Kiểm viện chủ tổ đình Vĩnh Nghiêm, Đại đức Thích Thiện Mỹ - Trưởng ban TTTT GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì chùa Viên Giác, chùa Trúc Lâm Viên Nghiêm, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; cùng chư Tôn đức Tăng và quý Phật tử vân tập về tổ đình Vĩnh Nghiêm đảnh lễ dâng hương tưởng niệm Giác linh Đại lão Hoà thượng.

Đại đức Thích Thiện Mỹ đại diện cho chư Tăng và Phật tử dâng lễ phẩm và nhất tâm khánh nguyện cảm niệm tri ân đến Giác linh Hoà thượng.

Sau lời dâng lễ, Thượng tọa Thích Nguyên Các - Phó trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm đón tiếp phái đoàn và cảm niệm đến chư Tôn đức đã dành thời gian về đảnh lễ dâng hương cúng dường Giác linh Hoà thượng nhân ngày Húy kị, đó là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần hiếu đạo của người con Phật, luôn nhớ ơn và biết ơn đến những bậc tiền nhân, chư Trưởng lão sáng lập đạo tràng và nỗ lực duy trì truyền giáo pháp đến mãi về sau.

TIỂU SỬ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THANH KIỂM

I. THÂN THẾ :

Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, Đạo hiệu Chân Từ, thế danh Vũ Văn Khang, sinh ngày 23 tháng 12 năm Tân Dậu (1921), tại làng Tiêu Bảng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân phụ là Cụ ông Vũ Đức Khanh, thân mẫu là Cụ bà Đỗ Thị Thinh. Hòa thượng có 5 anh chị em, 3 trai, 2 gái. Ngài là con thứ 4 trong gia đình.

II. THỜI KỲ XUẤT GIA TU HỌC :

Khi lên sáu tuổi, Hòa thượng được song thân cho theo học chữ Hán với các Cụ đồ tại địa phương. Năm 15 tuổi, hạt giống xuất trần phát triển, khi nhân duyên hội đủ, Hòa thượng đã noi gương chị gái là Sư bà Đàm Hữu, phát tâm xuất gia đầu Phật với Sư cụ chùa Linh Đường. Về sau xin cầu pháp y chỉ với Hòa thượng Thích Thanh Khoát, trụ trì chùa Bạch Chư – Phú Yên, tỉnh Vĩnh Phú.

Năm lên 18 tuổi, Hòa thượng được Bổn sư cho đăng đàn thụ giới Sa di tại chốn Tổ Trung Hậu.

Sau khi thụ giới Sa di, năm 19 tuổi, để mở mang kiến thức Phật học, làm tư lương tiến tu hành đạo, Hòa thượng đã lần lượt theo học với các chốn Tổ – Tổ Giám Cồn, tức Hòa thượng Thanh Thuyên (Tuệ Tạng) chùa Cao Phong v.v…

Năm 22 tuổi, để viên mãn Tam đàn Giới pháp, Hòa thượng được Bổn sư cho thọ giới Tỳ khưu tại chốn Tổ Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phú.

Trong thời gian lưu học tại Quán sứ, Bồ Đề, Hòa thượng đã hoàn tất chương trình Cao đẳng Phật học cùng với các huynh đệ đồng môn như Cố Hòa thượng Tâm Giác v.v…

Trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam, các Giáo hội được thành lập, Giáo hội Tăng già Bắc Việt là hậu thân của Giáo hội Tăng Ni chỉnh lý Bắc Việt do Cố Hòa thượng Thích Tố Liên khởi xướng, nên năm 1953 – 1954, Hòa thượng được cử làm Thư ký GHTG Bắc Việt.

Trong chương trình đào tạo Tăng tài cho Phật giáo, Tổng hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hội An Nam Phật học và GHTG Bắc Việt, năm 1954 Hòa thượng được cử đi du học Nhật Bản với Cố Hòa thượng Tâm Giác.

Trong thời gian lưu học tại Đại học đường Rissho (Nhật Bản), Hòa thượng lần lượt thi đậu:

- Năm 1959, thi đậu bằng Cử nhân Phật học.

- Năm 1961 đậu bằng Tiến sĩ Phật học.

III. THỜI KỲ HÓA ĐẠO :

Sau khi tốt nghiệp, năm 1962 Hòa thượng trở về quê hương để phục vụ Đạo pháp.

Năm 1963, trong phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, Hòa thượng đã cùng Quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng – Ni, Phật tử đấu tranh tích cực cho đến khi cách mạng thành công.

Sau ngày 01/11/1963, Cách mạnh thành công, Phật giáo được thoát nạn. Đại hội Thống nhất Phật giáo được tổ chức, GHPGVN Thống nhất ra đời. Hòa thượng được cử làm Vụ trưởng Vụ phiên dịch thuộc Tổng vụ Hoằng pháp, do Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Tổng vụ trưởng.

Từ năm 1964 đến 1971, Hòa thượng đã cùng Hòa thượng Tâm Giác và chư Tăng – Ni, Phật tử miền Vĩnh Nghiêm thuộc GHPGVNTN nỗ lực xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm để làm trụ sở cho Miền và đã hoàn thành một cách trang nghiêm, tú lệ như ngày hôm nay.

Kể từ năm 1973, sau khi Hòa thượng Tâm Giác – Chánh Đại diện miền Vĩnh Nghiêm, trụ trì Tổ đình Vĩnh Nghiêm viên tịch, Hòa thượng đã được Giáo hội và Miền cũng như Môn phái Vĩnh Nghiêm suy cử Ngài là Chánh Đại diện kiêm Trụ trì chốn Tổ Vĩnh Nghiêm cho đến ngày viên tịch.

Năm 1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất Tổ quốc, để tiến tới thống nhất các tổ chức Phật giáo, Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP. Hồ Chí Minh được thành lập, trụ sở đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, Hòa thượng được cử làm Ủy viên Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, do Cố Hòa thượng Thích Minh Nguyệt làm Chủ tịch.

Năm 1980, để tiến tới thống nhất Phật giáo cả nước, Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam được thành lập, do cố Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Trưởng ban, Hòa thượng là thành viên trong Ban Thông tin tuyên truyền cho công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Năm 1981, sau khi thống nhất Phật giáo cả nước, GHPGVN được thành lập, Hòa thượng được cử làm Ủy viên Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.

Năm 1982, các tổ chức Phật giáo tại địa phương lần lượt hình thành, trong Đại hội Đại biểu Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh lần thứ I, Hòa thượng được Đại hội suy cử làm Ủy viên Kinh tế Nhà chùa và Từ thiện xã hội.

Năm 1988, khi trường Cơ bản Phật học – nay là Trường Trung cấp Phật học được thành lập tại chùa Vĩnh Nghiêm, Hòa thượng được cử làm Hiệu phó đặc trách Giám luật cho đến ngày xả báo an tường.

Năm 1990, sau khi Hòa thượng Thích Huệ Hưng, Trưởng Ban Phật giáo Chuyên môn – Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam viên tịch, Hòa thượng được Hội đồng Điều hành Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam mời làm Trưởng ban Phật giáo Chuyên môn đến năm 1997.

Năm 1992, tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ III, Hòa thượng được Đại hội suy cử làm Trưởng Ban Kinh tế Tài chánh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đồng thời, kiêm nhiệm chức vụ Phó ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Phó ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội.

Năm1994, sau khi Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam được thành lập tại Hà Nội, Hòa thượng được mời làm Phó ban Tư tưởng Văn hóa Đạo đức Phật giáo.

Sau Đại hội Phật giáo lầnt hứ IV, Hòa thượng được cử làm Chứng minh Ban Hoằng Pháp Trung ương kiêm Phó Viện Trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Và tại Đại hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh lần thứ V, Hòa thượng được cử làm Phó Ban Trị sự kiêm Ủy viên Phật giáo Quốc tế, rồi Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, cho đến ngày về cõi Phật.

Với trình độ Phật học uyên thâm, quảng bác, quán thông Tam tạng, Triết học Đông – Tây, Hòa thượng đã từng tham gia công tác giảng dạy, giáo dục đào tạo Tăng tài cho Phật giáo, như: Giáo sư Viện Cao đẳng Phật học Sài gòn, Đại học Vạn Hạnh, Trường Cao cấp Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam, nhất là Trường Cơ bản Phật học nay là Trường Trung cấp Phật học Tp. Hồ Chí Minh, mà Hòa thượng đã dày công xây dựng và duy trì từ hơn thập niên qua.

Qua giới đức trang nghiêm, thanh tịnh mô phạm chốn Tòng lâm, nên từ những thập niên 60 – 90, Hòa thượng đã được Giáo hội thỉnh làm Giới sư, Thập sư, Chứng minh truyền giới trong các Giới đàn.

Năm 1964, làm Tôn chứng Tăng già trong Đại giới đàn Quảng Đức (Sài gòn).

Năm 1967 – 1972, làm Giáo thọ Đại giới đàn Vĩnh Nghiêm.

Năm 1984 – 1988, làm Tuyên Luật sư kiêm Giáo thọ Đại giới đàn Thiện Hòa, Thiện Hào do Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh tổ chức.

Năm 1992, tại Giới đàn tỉnh An Giang, Hòa thượng làm Đường đầu Hòa thượng.

Năm 1994, trong Giới đàn Đàn Bửu tại Sóc Trăng, Hòa thượng được cung thỉnh làm Đường đầu Hòa thượng.

Năm 1992 – 1995 – 1999, Giới đàn Thiện Hòa, Hòa thượng được cử làm Yết Ma A Xà Lê.

Tại Đồng Nai và Lâm Đồng, Hòa thượng được cung thỉnh làm Tuyên Luật sư và Yết Ma A Xà Lê, để truyền giới cho các Giới tử. Qua các Đại Giới đàn, hàng ngàn Giới tử đã được Giới thể châu viên, trang nghiêm thanh tịnh, tu hành tinh tấn.

Ngoài công tác Hoằng dương Phật pháp, tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức, Hòa thượng còn lựu lại nhiều các tác phẩm Văn hóa, giáo dục.

  • Diễn thuyết Tập – Hà Nội – 1951.
  • Phật pháp Sơ học – Hà Nội – 1952.
  • Nghiên cứu về Tư tưởng Bản giác của Phật giáo (Nhật Bản).
  • Lược sử Phật giáo Trung Quốc.
  • Lược sử Phật giáo Ấn Độ.
  • Lược giảng Kinh Pháp Hoa.
  • Kinh Viên Giác.
  • Khóa Hư Lục.
  • Thiền Lâm Bảo Huấn.
  • Pháp Hoa Yếu Lược.
  • Luật học Đại cương.
  • Luận A Tỳ Đàm – Câu xá.
  • Sách dạy cắm hoa.

Và nhiều bài viết đăng trên các báo Phật giáo, Phương tiện, Đuốc Tuệ, Vạn Hạnh, Từ Bi, Giác Ngộ v.v…

Bằng tinh thần Giới luật, quy cũ tòng lâm, từ những năm 1987, Tổ đình Vĩnh Nghiêm được Thành hội Phật giáo chọn làm nơi mở Hạ cấp thành phố, Hòa thượng luôn luôn được cử làm Hóa chủ, Thiền chủ để chuyên lo về việc tu học, ẩm thực cho chư Tăng, góp phần thành tựu các khóa Hạ của Thành hội Phật giáo, cũng như sau này, từ năm 1990 do Tổ đình và Trường Cơ bản Phật học tổ chức cho Tăng sinh và chư Tăng trong môn phái vân tập về tu học, thúc liễm thân tâm, trau giồi Giới – Định – Tuệ.

Để đền đáp công ơn Thầy Tổ và trang nghiêm ngôi Tam bảo, Hòa thượng đã cùng Sơn môn Pháp phái nỗ lực trùng tu chốn Tổ Trung Hậu tỉnh Vĩnh Phú được hoàn thành, trang nghiêm tú lệ cũng như Bảo tháp Cộng đồng, Thiền đường, Thanh trai đường tại chùa Vĩnh Nghiêm Tp. Hồ Chí Minh, xứng đáng là cơ sở Phật giáo tại địa phương và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đối với công đức của Hòa thượng đã hiến dâng trọn đời cho Đạo pháp và chúng sinh cũng như công tác từ thiện xã hội Trung ương, Thành phố và địa phương, nên đã được Ủy ban Trung ương MTTQVN tặng huy chương "Vì sự nghiệp Đại Đoàn Kết Toàn Dân” và được UBND thành phố, MTTQTP biểu dương gương Người tốt – Việc tốt trong nhiều năm liền, và nhiều bằng khen, giấy khen khác. Nhất là bằng tuyên dương công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

IV. THỜI KỲ VIÊN TỊCH:

Những tưởng Hòa thượng trên bước đường phục vụ Đạo pháp và chúng sanh còn tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa, thế nhưng Hòa thượng đã thuận lý vô thường, an nhiên thị tịch vào lúc 01h30 ngày 30 tháng 12 năm 2000 nhằm ngày 05/12/Canh Thìn. Trụ thế 80 năm, Hạ lạp 58 năm.

Thế rồi, dù thời gian có đi qua, không gian có biến dịch nhưng công đức và đạo hạnh của Hòa thượng vẫn còn lưu lại thế gian và trong tâm tư ký ức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, lịch sử Phật giáo Việt Nam ở hiện tại và mai sau.

Nam Mô Vĩnh Nghiêm Tháp, Ma Ha Sa Môn Tỳ Kheo, Bồ tát Giới pháp huý Thích Thanh Kiểm, hiệu chân từ, Hòa thượng Giác linh, Thiền tọa chứng giám.

Một số hình ảnh ghi nhận được sáng nay:

 Ban Truyền thông chùa Viên Giác

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khánh thành ngôi Tam bảo và Nhà khách chùa Vĩnh Trung

Sáng nay ngày 26/11/2024 ( 26/10/ Giáp Thìn) Chùa Vĩnh Trung xóm 2 - xã Khánh Mậu - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ Khánh Thành Ngôi Tam Bảo và Nhà Khách. Được sự cho phép của giáo hội phật giáo Việt Nam – huyện Yên Khánh và chính quyền xã Khánh Mậu sơn môn. Sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, sự giúp đỡ trợ duyên

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online