TP. Hồ Chí Minh: Đại lễ dâng Y Kathina 2024 tại chùa Giác Quang

Nghe đọc bài:

PSO - Lễ dâng Y Kathina của Phật tử Nam tông sẽ gieo nhiều phúc đức và việc người nhận là chư Tôn đức Tăng, sẽ viên mãn trong quá trình tu hành. Các Phật tử ngoài dâng Y (cà sa), là thứ quan trọng nhất trong đại lễ để tưởng nhớ về nghi thức do Phật chế, còn dâng lên chư tăng các phẩm vật khác như đồ dùng hàng ngày, thuốc men, thực phẩm...gọi chung là tứ vật dụng.

Đại lễ dâng Y Kathina đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của những tín đồ theo Phật giáo Nguyên thủy, sáng ngày 11/11/2024, tại chùa Giác Quang (số 47, đường Lương Văn Can, quận 8, TPHCM) đã trang nghiêm diễn ra Đại lễ dâng Y Kathina PL.2568 Dl.2024.

Quang lâm chứng minh  trong buổi lễ: HT. Minh Giác – Phó Ban Trị sự GHPGVN TP. Hồ Chí Minh, Viện chủ Chùa Pháp Quang – Tp. Hồ Chí Minh; Hòa thượng Thiện Nhân, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo Tp. Thủ Đức; Hòa thượng Pháp Chất, trụ trì thiền viện Nguyên Thủy; Thượng toạ Thiện Đạt - Trụ trì chùa Giác Quang (TPHCM), Trưởng ban Tổ chức Đại lễ; cùng chư Tôn đức Tăng, Tu nữ, đông đảo Phật tử các tự viện thuộc tỉnh Đồng Nai, TPHCM đồng tham dự.

Tại chánh điện, Toàn thể Tu nữ Phật tử trang nghiêm thành kính mở đầu cuộc lễ dâng Y Kathina năm 2024 với khóa lễ bái Tam bảo, phát nguyện thọ trì tam quy và ngũ giới.

Tiếp theo là nghi thức nhiễu 3 vòng chánh điện, Đây là nghi thức cổ xưa của Phật giáo nguyên thủy, các Phật tử đồng đội vật phẩm cúng dường lên đầu và tiến hành nhiễu 3 vòng chánh điện đồng tụng bài kệ: “Ca-sa dâng Y” về vật phẩm dâng lên cúng dường trong Đại lễ dâng Y, ngoài những lễ vật truyền thống như Y cà sa (vật phẩm quan trọng nhất trong cuộc lễ, để tưởng nhớ về nghi thức do Phật chế), bình bát để chư Tăng khất thực, tập, viết,... còn có các vật dụng sinh hoạt, đồ dùng hàng ngày cần thiết khác trong chùa như: thuốc men, thực phẩm,...gọi chung là tứ vật dụng dâng lên chư Tăng để tỏ lòng tri ân và bày tỏ sự tôn kính đối với người xuất gia. 

Các Phật tử chuẩn bị lễ vật cúng dường rất trang trọng, dâng lễ lên đầu để tỏ lòng thành kính đối với Tam Bảo và cúng dường chư Tăng.

Kết thúc 3 vòng nhiễu Phật, các vị Tu nữ, Phật tử trang nghiêm thực hiện nghi thức tác bạch cúng dường dâng  Y đến chư Tăng sau ba tháng an cư mùa mưa theo truyền thống Nam tông và chư Tôn đức Tăng cử hành tuyên ngôn Tăng sự và thọ Y.

Buổi lễ kết thúc sau khi chư Tôn đức Tăng thực hiện khóa lễ cầu chúc an lành đến các thí chủ và thân bằng quyến thuộc, cùng chư vị cửu huyền thất tổ được về cõi an lành.

Nguyễn Quí 

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online