TPHCM: Sáng ngời gương đức Tổ sư Minh Đăng Quang

Tối ngày, 04/11/2023 (21-9-Quý Mão), trong khuôn khổ Đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang ( 26/9 năm Quý Hợi – 26/9 năm Quý Mão), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm văn hóa với chủ đề “Tổ sư Minh Đăng Quang: khởi nguyên và sự truyền thừa”.

Chứng minh, tham dự lễ khai mạc có Hòa thượng Thích Giác Toàn- Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện Trưởng viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ;  cùng chư Tôn đức các Giáo đoàn, trụ trì các tịnh xá, Phật tử đồng tham dự.

Phát biểu chào mừng trước khi cắt băng khai mạc triễn lãm, Hòa thượng Thích Giác Toàn đã chia sẻ về cuộc đời và đạo hạnh của Tổ sư từ khi xuất hiện trên thế gian cho đến khi khuất bóng “cuộc đời có thể nói, thể hiện gương sáng, mà sinh ra đời mở mang giáo pháp của đức Phật cả đại thừa và Phật giáo Nam tông kinh và khi chứng ngộ ý pháp thuyền bát nhã ngài đã vân du cứu độ chúng sinh hạnh trì bình khất thực, trong 10 năm (1946 -1954 ) thì ngài vắng bóng, sự hiện thân của ngài mang nét đặc thù chỉ có riêng ở Tổ sư, ngài nhận thấy tinh hoa của Phật giáo đại thừa hơn 2000 năm  và Phật giáo nam tông nguyên thủy tu tập hành đạo, có y có bát trì bình khất thực để sống cái đời trung đạo, trong suốt 10 năm ngài hiện hữu. Hạnh xuất gia, hành đạo và thọ nạn vắng bóng, thấu rỏ nhân quả là vậy,

cho nên chúng ta là con cháu được đi theo dấu chân ngài trong 10 năm  (1954 - 1964 ) thì các trưởng lão đại đệ tử của Tổ, thành lập được 6 giáo đoàn Tăng, 01 giáo hội Ni  và 3 hay 4 phân đoàn Ni chúng ta thấy cái đặc sắc đó, cho nên khi ngài vắng bóng 10 năm thì chùa có 25 ngôi tịnh xá, Tăng Ni thì 150 vị, mà bây giờ khi đất nước hòa bình thống nhất thì chúng ta có 500 ngôi tịnh xá”

“văn hóa Phật giáo Việt Nam là sự truyền thừa, để kết nối các nền văn hóa Phật giáo thế giới, đặc biệt được thể hiện qua các kiến trúc, pháp phục và kinh sách và tư liệu hình ảnh...từ đó chúng ta, những hậu thế có thể kết nối được với các bậc Tổ thầy, bằng các tư liệu trình bày triễn lãm hôm nay, từ nguồn tư liệu quý này các chư Tôn đức Tăng Ni, học giả, nhà nghiên cứu, cư sĩ Phật tử có tư liệu quý để học tập, ghi nhớ và hành trì theo hạnh nguyện mà Tổ đã trao truyền trong bộ sách Chơn lý và thực tế là tư liệu ảnh trưng bày tại đây”.

“Triển lãm

Chúc mừng triển lãm Tổ sư

Trăm năm phổ quá ánh từ quang xưa

Thân thừa kết nối thuyền đưa

Chơn lý chánh pháp bốn mùa bội xanh

Tăng Ni tứ chúng thạnh lành

Tứ quả thân chúng tâm linh nhiệm mầu”

Được biết, nhằm tưởng nhớ đến tứ đại trọng ân, Hệ phái khất sĩ, Pháp viện Minh Đăng Quang đã sưu tầm những hình ảnh Thầy tổ với thông điệp thiện lành mang giá trị truyền thống, nét đẹp tinh hoa, văn hóa trên tinh thần Phật giáo và dân tộc, Thượng tọa Thích Minh Liên- Trưởng ban văn hóa triển lãm cho biết, không gian triễn lãm khởi nguyên và sự truyền thừa được chia làm 7 khu bao gồm khu 1: Tổ sư Minh Đăng Quang hiện thân vào đời, khu 2 là tầm sư học đạo, khu 3: là hoằng pháp độ sinh, khu 4: là truyền đăng tục diệm, khu 5: là kiến lập đạo tràng, khu pháp bảo của đức Tổ sư Minh Đăng Quang và bút tích của đức Tổ sư Minh Đăng Quang,

 đặc biệt thực hiện mô hình sa bàn “con đường Khất sĩ Tổ sư Minh Đăng Quang từ nơi căn nhà Tổ sư hiện thân vào đời rồi tổ sư sang campu chia tầm sư học đạo rồi trở về mũi nai Hà Tiên, núi Thất sơn rồi trở về Mộc Chơn để hoằng pháp độ sinh sau đó Tổ sư vân du các tỉnh miền Tây  miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn nhưng dấu ấn sau cùng là tịnh xá Ngọc Quang và tổ đình Ngọc Viên ( Vĩnh Long ) và sau đó Tổ sư qua phà cái cồn để đến núi lửa tu tịnh. 

Ngoài ra, để ghi lại lời giáo truyền của Tổ sư qua nét bút thư pháp được đặt trong hộp gỗ nặng khoảng 70kg làm di bảo có thể lưu lại tầng thờ Tổ sư, riêng phần truyền thừa bằng hình ảnh tại tầng giảng đường, được chia làm các không gian triễn lãm các giáo đoàn từ 1 đến 6 và Phật giáo Khất sĩ hải ngoại.

Chư Tôn đức Ni trong Ban Giám hiệu trường trung cấp Phật học Khất sĩ Ni tịnh xá Ngọc Uyển tỉnh Đồng Nai, tham dự triễn lãm

Chư Tôn đức Tăng thuộc giáo đoàn 4, tham dự triễn lãm

 Phân Ban TTTT Phật giáo Nam tông kinh T.Ư

Download Android Download iOS
Hơn 150 cơ quan báo chí tham dự họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TP.HCM

PSO - Chiều nay ngày 22/4/2025, tại chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tổ chức buổi họp báo công bố thông tin chính thức về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Buổi họp báo thu hút sự tham dự của hơn 150 cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương, cùng đại diện các đơn vị chức năng.

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

TP.HCM: Chùa Pháp Tạng kết hợp Phân ban TTN Phật tử Thành phố tổ chức khóa tu “Tuổi trẻ hướng về Đại lễ Vesak 2025”

Năm nay, một sự kiện Phật giáo Quốc Tế đặc biệt sẽ diễn ra tại thành phố mang tên Bác với sự chấp thuận của Chính phủ và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) – đó là Đại lễ Vesak (Đại lễ Phật Đản) Liên Hợp quốc lần thứ 20 năm 2025 sẽ được đăng cai tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 6/5 đến 8/5, với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online