Trong chuỗi sự kiện kính mừng đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang Từ ngày 04.11 đến 10/11/2023 ( 26/9 năm Quý Hợi - 26/9 năm Quý Mão ) - vị Tổ sư khai sáng đạo Phật Khất sĩ Việt Nam – sáng ngày 5/11/2023 đã diễn ra trọng thể phiên khai mạc Hội thảo khoa học Hệ phái khất sĩ tại Pháp viện Minh Đăng Quang, Tp. Thủ Đức, TP.HCM.
Mở đầu là Hội thảo khoa học Hệ phái khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp do Viện Nghiên cứu Tôn giáo trung ương, Viện Nghiên cứu Phật học VN và Hệ phái khất sĩ đồng tổ chức với 157 bản tham luận tập trung vào các chủ đề chính: cuộc đời, đạo nghiệp và tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quang qua bộ sách Chơn lý.
Tham dự hội thảo có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Tường-Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh; chư vị Thành viên Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn- Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tăng sự T.Ư; các vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Giác Toàn- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ; Hòa thượng Thích Thiện Tâm- Phó Chủ tịch HĐTS đặc trách Nam Tông Kinh, Phó Ban Tăng Sự TƯ, Trưởng phân ban Tăng sự Phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN; Hòa thượng Thích Gia Quang- Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học VN tại Hà Nội; Thượng tọa Thích Đức Thiện- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Huệ Thông- Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban Pháp chế T.Ư; Hòa thượng Thích Bửu Chánh- Ủy viên Thư ký HĐTS; chư Tôn đức các Ban, Viện, Văn phòng II T.Ư, chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử Hệ phái Khất sĩ đồng tham dự.
Đại diện chính quyền có ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Bùi Hữu Dược, Nguyên Vụ trưởng vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, Giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM.
Phát biểu hội thảo, Hòa thượng Thích Giác Toàn- Phó Chủ tịch HĐTS, Viện Trưởng viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, khái quát lại các dấu mốc lịch sử và cuộc đời của đức Thầy, suốt gần 80 năm hình thành và phát triển, Phật giáo Khất sĩ một trường phái Phật giáo mới mang yếu tố Việt Nam đã đồng hành cùng các Tông phái Phật giáo Việt Nam trong mọi thời kỳ, góp phần cho sự hòa hợp và phát triển giáo hội và thống nhất nước nhà, 1981 Phật giáo Khất sĩ tiền thân là giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam là một trong 9 hệ phái sơn môn nhân sư kiện 100 năm và hiện thân vào đời hoằng pháp độ sinh của Tổ sư Minh Đăng Quang, Hệ phái Khất sĩ tổ chức đại lễ kỷ niệm ngày sinh của ngài một danh Tăng Việt Nam
Ban Tổ chức tin rằng 157 bài tham luận được chọn lọc, thuyết trình trong 5 nhóm chủ đề, các phiên trình bày và thảo luận sẽ góp phần cung cấp thêm những thông tin mới và đóng góp mới. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu bổ sung tư liệu thêm sau một thời gian là điều cần thiết", Hòa thượng Thích Giác Toàn nhấn mạnh.
Phát biểu đề dẫn, ông Chu Văn Tuấn cho biết trong nội dung làm việc của các diễn đàn trong hội thảo được chia làm 5 nhóm chủ đề là: Tổ sư Minh Đăng Quang- hành trạng và tôn chỉ, Tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quang, Phật giáo Khất sĩ- hình thành và phát triển, Văn hóa-văn học và kiến trúc Phật giáo Khất sĩ, Phật giáo Khất sĩ và những đóng góp.
Đạo từ tại phiên khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chia sẻ, Hệ phái Khất sĩ luôn luôn giữ tin thần truyền thống, duy trì Thích ca chánh pháp, đồng hành cùng dân tộc.
Sau phiên khai mạc trọng thể, các đại biểu tham dự đã được lắng nghe các bài thuyết trình về năm nhóm chủ đề do chư Tôn đức Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN và Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cùng chư vị học giả chủ tọa, tại các phòng hội thảo nhóm.
Tại giảng đường Pháp viện Minh Đăng Quang, diễn đàn 5 có chuyên đề về Phật giáo Khất sĩ và những đóng góp đối với đạo pháp và dân tộc, với sự chủ tọa của Hòa thượng Thích Minh Thành và Tiến sĩ Bùi Hữu Dược; trong diễn đàn này, với sự tham dự với vai trò diễn giả, Hòa thượng thích Huệ Thông- Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế T.Ư, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương với đề tài: “Vị trí, vai trò và những đóng góp của Hệ phái Khất sĩ đối với đạo pháp và dân tộc, như chúng ta đã biết, trong nhiều năm qua, các hệ phái Phật giáo trong cả nước hầu như đều có tổ chức các buổi hội thảo khoa học về lịch sử hình thành, đường lối tu học, cùng với những đóng góp của tổ chức mình cho Phật giáo nước nhà, với việc tổ chức hội thảo qua nhiều thời kỳ chắc chắn sẽ khó tránh khỏi trùng lập nội dung, người tham gia viết bài cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm tòi nội dung mới trong khi vấn đề thì không mới, vì vậy tôi chỉ xin nêu lên một số tính chất đặc trưng của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam theo góc nhìn chủ quan của người viết nhằm đánh dấu bước ngoặc lịch sử về sự xuất hiện của đức Tôn sư Minh Đăng Quang và những đóng góp cho đạo pháp và dân tộc của thế hệ kế thừa.”
Chiều nay, các phiên hội thảo nhóm sẽ được tiếp tục trước khi phiên bế mạc được diễn ra. Giá trị nhân văn của buổi hội thảo là nguồn động lực cho các sinh viên, nhà nghiên cứu, Phật tử có thêm cơ hội trao dồi kiến thức, nâng tầm nhìn và sự hiểu biết về đức ngài Tổ Sư Minh Đăng Quang.
Phân ban TTTT Phật giáo Nam tông kinh T.Ư