TPHCM: Ý nghĩa và mối liên hệ của Phật giáo Nam tông kinh với các nước Việt Nam – Lào - Campuchia

Việt Nam, Lào và Campuchia là ba quốc gia trên bán đảo Đông Dương, núi liền núi, sông liền sông. Phật giáo 3 nước Đông Dương với con người hiền hòa, nhân hậu, chịu nhiều ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo, cùng chung sống hòa bình, hữu nghị. Do vậy thời gian qua, hiện tại và cả tương lai những mối quan hệ giữa Phật giáo 3 nước đã mạnh mẽ sẽ còn mạnh mẽ hơn, hồi sinh hơn để hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đời sống hòa bình, an lạc; hiện tại  GHPGVN có mối quan hệ hợp tác, liên kết thân hữu với Phật giáo hàng chục quốc gia, tuy nhiên với Phật giáo Lào, Campuchia thì mật độ, cường độ và tính chất tự thân đã có nhiều “duyên tình” hơn. Sáng ngày 25/12/2023 đã diễn ra phiên khai mạc Hội nghị cấp cao Chủ tịch Phật giáo 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia năm 2023 tại Học viện Phật giáo Việt Nam TPHCM.

Tham gia Hội nghị, Đoàn đại biểu cấp cao Chủ tịch Phật giáo 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN làm Trưởng đoàn. HT. Thích Thanh Nhiễu,  HT.Thích Thiện Pháp đồng Phó Chủ tịch thường trực HĐTS, HT Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS đặc trách Phật Giáo Nam Tông Kinh, Phó Trưởng Ban Thường Trực Ban PGQT TƯ, Thượng Toạ Thích Đức Thiện -Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký HĐTS TƯ, Trưởng Ban PGQT TƯ GHPGVN.

Đoàn đại biểu Lào do Hoà thượng Maha Bounma Simmaphom - Chủ tịch Trung ương Liên minh Phật giáo Lào làm Trưởng đoàn; 

Đoàn đại biểu Campuchia, do Hoà thượng Vong Khim Sorn - Chủ tịch Ban Thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Vương quốc Campuchia làm trưởng đoàn; cùng chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử; Ban, Viện T.Ư GHPG Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Nga, Nepal đồng tham dự.

ông Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ tham dự và phát biểu tại hội nghị lãnh đạo Phật giáo 3 nước Việt Nam - Lào _ Campuchia tại Học viện Phật giáo Việt Nam TPHCM

Về phía lãnh đạo chính quyền nước ta có ông Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Hoàng Công Thủy – Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQVN; bà Trần Minh Nga – Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Võ Hoàng Minh – Phó Cục trưởng Cục An ninh Nội địa Bộ Công An; bà Trần Kim Yến - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp HCM; ông Nguyễn Văn Lượng- Phó Trưởng ban Tôn giáo Tp.HCM,

Phát biểu chào mừng của Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký GHPGVN.
Phát biểu tại Hội nghị, Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN nhấn mạnh: “Ba nước Lào – Việt Nam – Campuchia anh em có lịch sử mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Chúng ta cùng có điểm tựa vững chắc là dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, và cùng uống chung dòng nước sông Mê Kông trong mát chứa đựng tâm linh văn hóa phong phú của các dân tộc. 

Hoà thượng Mahabounma Simmaphom - Chủ tịch Tổ chức Phật giáo T.Ư Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, điểm qua lịch sử hình thành các tôn giáo tại Ấn Độ, các tông phái của Phật giáo, giá trị đạo đức và những đóng góp của Phật giáo vào hoà bình, thịnh vượng, an lạc cho các nước.

Phát biểu chúc mừng của Thượng toạ đại diện cho Hoà thượng Vong Khim Sorn - Chủ tịch Ban Thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Vương quốc Campuchia, Tăng Trưởng thành phố Phnom Penh, “Quan hệ hữu nghị giữa ba nước ngày càng thắt chặt vững mạnh hơn thông qua Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo Campuchia-Lào–Việt Nam.”
Thay mặt Bộ Nội vụ Chính phủ Việt Nam, ông Vũ Chiến Thắng phát biểu chúc mừng khẳng định Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Lào và Campuchia.   Trong bối cảnh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam, Lào và Campuchia ngày càng phát triển, mối quan hệ hợp tác, giao lưu tôn giáo giữa cộng đồng Phật giáo cũng không ngừng được vun đắp để phục vụ đời sống tôn giáo, đời sống xã hội của mỗi quốc gia. 
Phát biểu của bà Min Chandynehth - Quốc Vụ khanh, Bộ lễ nghi và Tôn giáo Campuchia.
Phát biểu của ông Khanonglith Sisomboun - Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban Tôn giáo T.Ư mặt trận phát triển quốc gia Lào.
Thông điệp chúc mừng cúa Thượng tọa Dhammaplya - Chủ tịch liên đoàn Phật giáo quốc tế (IBC) Ấn Độ.
Sau đó, lãnh đạo Phật giáo ba nước ký kết Biên bản ghi nhớ, đại diện Việt Nam là Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS GHPGVN; đại diện Lào là Hòa thượng Mahabounma Simmaphorn – Chủ tịch tổ chức Phật giáo T.Ư Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đại diện Campuchia là đại diện Hòa thượng Vong Khim Sorn - Chủ tịch Ban Thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Vương quốc Campuchia, Tăng trưởng thành phố Phnom penh.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn trao quà lưu niệm của GHPGVN đến Hòa thượng Vong Khim Sorn
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn trao quà lưu niệm của GHPGVN đến Hòa thượng Mahabounma Simaphom 

Chia sẻ tại Hội nghị cấp cao Chủ tịch Phật giáo 3 nước Đông Dương, HT. Thiện Tâm- Phó Chủ tịch HĐTS đặc trách Nam Tông kinh, Phó Ban thường trực Ban Phật Giáo Quốc Tế T.Ư GHPGVN cho biết: “Theo dòng lịch sử, tình cảm hữu nghị giữa ba nước Đông Dương gồm Việt Nam – Lào – Campuchia đã trải nhiều cung đường lịch sử, trong đó có cung đường mà Phật giáo ở 3 nước cùng trải qua trong tình quan hệ giữa quan hệ Phật giáo đi song hành các mối quan hệ chính trị, dân cư và văn hóa, kinh tế – xã hội… để tất cả như chất keo sơn tô thắm thêm mối quan hệ đặc biệt trong chương sử của Phật giáo 3 nước.”

“Phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN ( Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam người kinh) và Phật giáo Campuchia đã có những mối quan hệ từ nửa đầu thế kỷ XX và ở mức độ hết sức đặc biệt.”

“Phật giáo Campuchia theo truyền thống Nguyên Thủy đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành Phật giáo Nam tông kinh. Nhiều vị cao Tăng Phật giáo Việt Nam đã thọ giới tu tập, du học tại Campuchia như Hòa thượng Hộ Tông, Thiện Luật, Hộ Giác… Lịch sử đã ghi nhận, chính những vị cao tăng chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo Campuchia đã giữ vai trò khai sơn Phật giáo Nam tông kinh vào nửa đầu thế kỷ XX.”

“Nỗi bật là hoạt động của Phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN giúp đỡ khôi phục Phật giáo Campuchia hồi sinh sau thảm họa diệt chủng là một bộ phận gắn liền với sự trợ giúp lớn lao mà đất nước Việt Nam dành cho Campuchia. Sự kiện này cho thấy mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam – Campuchia, giữa Phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN và Phật giáo Campuchia.” Hòa thượng nhấn mạnh.

Cũng trong dịp này, hội nghị thảo luận với chủ đề “Quan điểm của Phật giáo về Quản lý môi trường: Nuôi dưỡng một thế giới bền vững” và thống nhất thông qua 6 chủ đề phụ, gồm: Tìm hiểu sự tồn tại tương quan thông qua tính tương tức và tìm kiếm các giải pháp Phật giáo cho những bất công về môi trường; Khám phá các nguyên tắc cốt lõi như bất hại và từ bi, hướng dẫn cuộc sống bền vững thông qua chánh niệm và lối sống đơn giản; Nuôi dưỡng nhận thức về sinh thái và truyền cảm hứng hành động thông qua thực hành chánh niệm và khái niệm tương tức; Phê phán chủ nghĩa tiêu dùng vì nó tác động tiêu cực đối với môi trường và thúc đẩy tiêu dùng có chánh niệm phù hợp với giá trị Phật giáo; Phát triển các nguồn tài liệu lấy cảm hứng từ Phật giáo cho nhiều đối tượng khác nhau, sử dụng cách kể chuyện và giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức và khơi dậy hành động vì môi trường; Công nhận và tôn vinh các thực hành bền vững và thúc đẩy đối thoại đa văn hóa về các vấn đề môi trường…

Phân ban TTTT Phật giáo Nam tông kinh T.Ư GHPGVN.

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm 19 năm Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Từ viên tịch

Sáng 14-1 (nhằm rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại chùa Minh Đạo, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS cùng môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 19 năm Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Từ viên tịch.

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Bình Thuận: Phân ban Hoằng pháp Thanh thiếu niên tổ chức khóa tu mùa đông lần 2

PSO - Chiều ngày 04/1/2025 (nhằm ngày 05 tháng Chạp năm Giáp Thìn), hướng đến kính mừng Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo mùng 8 tháng 12 âm lịch, được sự cho phép của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Thuận và huyện Bắc Bình, Phân ban Hoằng pháp Thanh thiếu niên trực thuộc Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bình Thuận phối hợp c

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online