Hà Nội: Học viện Phật giáo Việt Nam thông báo tuyển sinh hệ Sau Đại học

- Căn cứ công văn số 1340/TGCP - PG ngày 15/11/2017 của Ban tôn giáo Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về việc chấp thuận Giáo hội Phật giáo Việt Nam đào tạo Thạc sĩ Phật học và Tiến sỹ Phật học; - Căn cứ công văn số 556/TGCP - PG ngày 06/6/2018 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc chấp thuận quy chế đào tạo và tuyển sinh Thạc sỹ và Tiến sĩ Phật học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; - Căn cứ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ 7; - Căn cứ Nội quy Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ và Thạc sĩ Phật học năm 2022 như sau: A. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ PHẬT HỌC I. THỜI GIAN VÀ NỘI DUNG ĐÀO TẠO - Thời gian đào tạo: Trình độ Tiến sĩ Phật học là 5 năm, toàn thời gian. - Nội dung đào tạo: Kinh - Luật - Luận, Văn - Sử - Triết, Văn hoá học, Xã hội học, Đạo đức học, Giáo dục học,... các lĩnh vực này liên quan đến Phật giáo. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI Đối tượng dự thi là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tu sĩ Phật giáo, Phật tử tại gia và những người có nhu cầu nghiên cứu Phật học, phải đáp ứng được các điều kiện sau: 1. Về văn bằng:
  1. a) Có bằng Thạc sĩ đúng ngành hoặc ngành phù hợp với chuyên ngành Phật học.
  2. b) Có bằng Thạc sĩ ngành gần đúng với chuyên ngành Phật học và đã học bổ sung kiến thức theo quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội.
2. Có đủ sức khỏe để học tập. 3. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của HVPGVN tại HN. (Theo mẫu Hồ sơ xét tuyển Nghiên cứu sinh kèm theo của Học viện) III. BỘ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT TUYÊN Hồ sơ tuyển sinh do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phát hành, bao gồm:
  1. Hồ sơ xét tuyển Nghiên cứu sinh.
  2. Bản sao có công chứng các văn bằng và chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp Đại học, bảng điểm Đại học (nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp) và bằng Thạc sĩ. - Công nhận hoàn thành việc bổ sung kiến thức (BSKT) do HVPGVN - tại HN quy định (nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức).
  1. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh/thành và chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú.
  2. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố trở lên cấp không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  3. Ba phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.
  4. Bốn ảnh màu mới chụp (cỡ 3x4) ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có) phía sau ảnh.
Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ đề rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở phía ngoài. IV. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ, XÉT TUYỂN VÀ NHẬP HỌC
  1. Nhận hồ sơ:
- Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 20/10/2022. - Không nhận hồ sơ qua đường bưu điện.
  1. Nhập học:
Dự kiến ngày 26 tháng 10 năm 2022 (tức ngày 02/10/AL)
  1. Lệ phí hồ sơ và học phí Bổ sung kiến thức.
- Lệ phí hồ sơ: 500.000đ/bộ (Năm trăm nghìn đồng) - Học phí BSKT: 3.000.000đ (Ba triệu đồng) 4. Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ: Văn phòng Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội. Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ theo các mục như quy định. Hồ sơ đã nộp, Học viện không trả lại. - Liên hệ: SC. Thích Bảo Ngọc, Phòng Đào tạo - Sau Đại học (ĐT: 0972.886.848) Cư sĩ Khánh Trâm, Phòng Đào tạo - Sau Đại học (ĐT: 0376.914.106) V. HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC - Thí sinh phải hoàn thiện chương trình bổ sung kiến thức trước khi dự xét tuyển Nghiên cứu sinh. - Thời gian đăng ký học bổ sung kiến thức: thí sinh đăng ký từ ngày phát hành hồ sơ đến 17h ngày 30/9/2022 (tức ngày 05/09/AL). Lịch học cụ thể từng môn được thông báo tại Phòng Đào tạo Sau Đại học hoặc trên Website:http://www/hvpgvn.edu.vn. VI. HỌC PHÍ VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí và kinh phí đào tạo theo Nghị định của Chính phủ và quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội. | Học viện có Kí túc xá nội trú riêng (miễn phí), học viên được phép an cư tại Học viện trong quá trình học tập (nếu là xuất gia) và Học viện sẽ hỗ trợ một phần học phí cho học viên từ nguồn xã hội hóa. B. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ PHẬT HỌC
  1. THỜI GIAN VÀ NỘI DUNG ĐÀO TẠO:
- Thời gian đào tạo: Trình độ thạc sĩ là 3 năm, toàn thời gian. - Nội dung đào tạo: Kinh - Luật - Luận, Văn - Sử - Triết, Văn hoá học, Xã hội học, Đạo đức học, Giáo dục học,... các lĩnh vực liên quan đến Phật giáo. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI Đối tượng dự thi là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tu sĩ Phật giáo, Phật tử tại gia và những người có nhu cầu nghiên cứu Phật học, phải đáp ứng được các điều kiện sau: 1. Về văn bằng:
  1. a) Đã tốt nghiệp Đại học ngành đúng (Phật học) hoặc ngành phù hợp với chuyên ngành Phật học, đã học bổ sung kiến thức theo quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội.
  2. b) Đã tốt nghiệp Đại học hoặc có bằng Thạc sĩ ngành gần với chuyên ngành Phật học và đã học bổ sung kiến thức theo quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội.
2. Có đủ sức khỏe để học tập. 3. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của HVPGVN - tại HN. + Có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy hoặc hệ vừa học vừa làm ngành gần (Đại học khối ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn), có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình 6 môn bổ sung kiến thức (16 TC) do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội quy định. + Có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy hoặc hệ vừa học vừa làm ngành khác, đã hoàn thành chương trình 12 môn bổ sung kiến thức (30 TC) do Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội quy định. III. BỘ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI Hồ sơ tuyển sinh do Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội phát hành, bao gồm:
  1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu của Học viện), trong đó cần ghi rõ đối tượng dự thi, nghề nghiệp và nơi làm việc (nếu có), cam kết thực hiện Quy chế sau khi trúng tuyển.
  2. Bản sao có công chứng các văn bằng và chứng chỉ sau:
- Bằng tốt nghiệp Đại học, bảng điểm Đại học (nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp). - Công nhận hoàn thành việc bổ sung kiến thức (BSKT) do HVPGVN - tại HN quy định (nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức).
  1. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh/thành và chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú.
  2. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, thành phố trở lên cấp không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  3. Ba phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.
  4. Bốn ảnh màu mới chụp (cỡ 3x4) ghi rõ họ tên, pháp danh (nếu có) phía sau ảnh.
Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ có đề rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở phía ngoài. IV. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ VÀ NHẬP HỌC
  1. Nhận hồ sơ: Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 30/9/2022 (tức ngày 05/09/AL) (Đối tượng bổ sung kiến thức, nhận hồ sơ đến 17h ngày 20/9/2022 tức ngày 25/08/AL). Không nhận hồ sơ qua đường bưu điện.
  2. Nhập học: Dự kiến ngày 26 tháng 10 năm 2022 (tức ngày 02/10/AL)
3. Lệ phí hồ sơ và học phí Bổ sung kiến thức. - Lệ phí hồ sơ: 500.000đ/bộ (Năm trăm nghìn đồng) - Lệ phí thi tuyển sinh: 2.000.000đ (Hai triệu đồng) - Lệ phí học Bổ sung kiến thức: 3.000.000đ (Ba triệu đồng) 4. Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ: Văn phòng Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội. Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ theo các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp, Học viện không trả lại. - Liên hệ: SC. Thích Bảo Ngọc, Phòng Đào tạo - Sau Đại học (ĐT: 0972.886.848) Cư sĩ Khánh Trâm, Phòng Đào tạo - Sau Đại học (ĐT: 0376.914.106) V. HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC, ÔN TẬP 1. Bổ sung kiến thức - Thí sinh phải hoàn thiện chương trình bổ sung kiến thức trước khi dự thi theo quy định tại mục II (trừ thí sinh đã có bằng do HVPGVN cấp) - Thời gian đăng ký học bổ sung kiến thức: thí sinh đăng ký từ ngày phát hành hồ sơ đến 17h ngày 30/09/2022 (tức ngày 05/09/AL). Lịch học cụ thể từng môn được thông báo tại Phòng Đào tạo Sau Đại học hoặc trên Website: http://www./hvpgvn.edu.vn. 2. Ôn tập Học viện sẽ chuẩn bị nơi ăn nghỉ và bố trí Giảng Sư hướng dẫn ôn tập tại Học viện (miễn phí) cho những ai có nhu cầu phải báo trước). Đăng kí và nhận thông báo về thời gian tại Văn phòng trước ngày 04/10/2022 (tức ngày 09/09/AL). - Thời gian ôn tập: Dự kiến ngày 6,7/10/2022 (tức ngày 11,12/09/AL) Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội trân trọng thông báo để những người có đủ điều kiện dự thi biết, đăng ký và nộp hồ sơ đúng thời hạn. VI. CÁC MÔN VÀ THỜI GIAN DỰ THI Thí sinh phải dự thi 03 môn (thi viết hoặc trắc nghiệm môn ngoại ngữ) vào các ngày 08 và 09/10/2022 (nhằm ngày 13,14 tháng 9 năm Nhâm Dần) tại Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội): -7h30 ngày 08/10/2022 thi môn Cơ bản: Phật học đại cương, thời gian thi 180 phút. -7h30 ngày 09/10/2022 thi môn Cơ sở: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, thời gian thi 180 phút. -14h00 ngày 09/10/2022 thi môn ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung (trình độ B); Thời gian thi: 90 phút. Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
  1. a) Có bằng tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
  2. b) Có bằng tốt nghiệp Đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
  3. c) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tại Thông tư 15/2014 trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.
VI. HỌC PHÍ VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí và kinh phí đào tạo theo Nghị định của Chính phủ và quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam - tại Hà Nội. Học viện có Kí túc xá nội trú riêng (miễn phí), học viên được phép an cư tại Học viện trong quá trình học tập (nếu là xuất gia) và Học viện sẽ hỗ trợ một phần học phí cho học viên từ nguồn xã hội hóa. VIII. KẾT QUẢ THI TUYỂN: - Niêm yết tại Văn phòng Học viện - Gửi Giấy báo trúng tuyển theo đường bưu điện - Đăng trên: Website: http://www./hvpgvn.edu.vn , Facebook: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Ban Truyền thông Học viện

 
Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online