TP.HCM: Học viện PGVN tổ chức bảo vệ luận văn Thạc sĩ Phật học khóa III (đợt 1 – năm 2022)

PSO - Sáng ngày 02/08/2022, tại cơ sở 1 của Học viện PGVN tại Tp. HCM (số 750 Nguyễn Kiệm, P. 04, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM) đã diễn ra buổi bảo vệ luận văn Thạc sĩ Phật học khóa III (đợt 1 – năm 2022) cho các Học viên đã hoàn tất quá trình nghiên cứu. Trong đợt bảo vệ này, có đến 14 luận văn với các đề tài nghiên cứu vô cùng phong phú và thiết thực, mang tính học thuật và giá trị nghiên cứu cao đến từ hai khoa là Triết học Phật giáo và Lịch sử Phật giáo, diễn ra trong ba ngày, từ ngày 01 - 03/08/2022. Các Hội đồng Bảo vệ gồm có 01 Chủ tịch, 02 Ủy viên Nhận xét, 01 Ủy viên và 01 Thư ký. Chư Tôn đức trong Hội đồng Điều hành Học viện PGVN tại Tp. HCM, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; cùng quý Giảng viên hiện đang giảng dạy tại Học viện; các Phó Giáo sư, Tiến sĩ thuộc trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Đại học KHXH&NV Tp. HCM, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam sẽ được phân bổ làm việc với từng luận văn trong suốt ba ngày bảo vệ. Trong ngày thứ hai diễn ra, có 5 luận văn được bảo vệ. Trong đó, gồm 4 luận văn thuộc khoa Lịch sử: Nghiên cứu giá trị tác phẩm "Hộ pháp luận" trong sự nghiệp hộ trì Phật pháp; Thiền Lâm Tế Chúc Thánh trên vùng đất Nam - Ngãi - Bình - Phú từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX; Vai trò của cư sĩ trong phong trào chấn hưng Phật giáo Trung kỳ (1932 - 1953); Quá trình hình thành và phát triển thiền phái Lâm Tế Liễu Quán trên vùng đất Phú Yên. Về khoa Triết học thì có một đề tài là: Phân tích hành trình nội tâm của Raxcolnicov trong tác phẩm "Tội ác và hình phạt" của Fyodor Dostoevsky từ góc độ Du-già hành tông. Trước đó, trong ngày đầu tiên, có 2 luận văn của khoa Triết học đủ điều kiện được bảo vệ là: Phật giáo trong việc xây dựng đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay; Tính thiết thực của Phật giáo trong kinh tạng Nikaya. Cùng với 3 luận văn thuộc khoa Lịch sử Phật giáo, bao gồm: Nghiên cứu văn hóa nhận thức và tổ chức cộng đồng Phật giáo Việt Nam thế kỷ X - XIV; Nghiên cứu tác phẩm "Hứa sử truyện vãn" của thiền sư Toàn Nhật - Quang Đài; Sự tương đồng và dị biệt giữa thiền phái Trúc Lâm đời Trần và thiền phái Trúc Lâm đương đại. Trải qua hai ngày bảo vệ, chư Tôn đức trong Hội đồng Bảo vệ nhận định rằng chất lượng của các luận văn đợt này phần lớn là khá tốt, thậm chí vẫn có những đề tài được nghiên cứu vô cùng bài bản, khoa học qua các chủ đề nghiên cứu mới mẻ, sáng tạo, hấp dẫn. Đây là một tín hiệu đáng mừng phản ánh sự đầu tư giáo dục nghiêm túc và sâu sắc của quý chư Tôn đức trong Học viện PGVN tại Tp. HCM nói chung và Phòng Sau Đại học nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số luận văn còn chứa nhiều điểm hạn chế cũng được quý Tôn đức và Giảng viên trong Hội đồng Bảo vệ đóng góp ý kiến, gợi mở sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn như: đề tài cần bám sát vào nội dung nghiên cứu và phân tích thật kỹ càng, rõ ràng dưới lăng kính Phật giáo; tránh sa đà vào việc trình bày quá nhiều những thông tin dẫn nhập; văn phong và ngôn từ cần gãy gọn, trau chuốt, uyển chuyển và mang đậm tính khoa học, tính Phật học; nên sử dụng nguồn tư liệu tham khảo phong phú và chính thống, mức độ tin cậy cao;... Vào ngày cuối cùng của các buổi bảo vệ, Hội đồng bảo vệ và các Học viên Thạc sĩ sẽ cùng nhau nghiên cứu, phân tích, nhận xét và đánh giá về 4 luận văn thuộc khoa Lịch sử Phật giáo, chính là: Nữ giới trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX; Tạp chí Đuốc Tuệ với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc kỳ (1935 - 1945); Nghiên cứu công nghiệp hoằng pháp của thiền sư Minh Châu - Hương Hải; Lịch sử và giá trị văn hóa của Tổ đình Hội Tôn tỉnh Bến Tre.

Tin, ảnh: Minh Lượng - Ngọc Đông

Download Android Download iOS
Myanmar: chùa Đại Phước trang trọng tổ chức lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama trong tư thế ngồi, cao 6m

PSO - Ngày 15/9/2024, chùa Đại Phước Myanmar trang trọng thiết lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama, sau này được đúc bằng đồng nặng 7 tấn trong tư thế ngồi ban phước lành cao 6m. Tham dự lễ với sự chứng minh của Đức Tăng thống Myanmar - Tiến sĩ Sandimābhivaṁsa - Bậc Đại thiện trí cao thượng, Bậc Đại Xiển dương chánh Pháp cao thượng; Ngài

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Khánh Hòa: Vui Đón Trung Thu tại chùa Tòng Lâm Lô Sơn - Tp.Nha Trang

Ngày 14/09/2024 (nhằm ngày 12 tháng 8 năm Giáp Thìn), HT.Thích Trừng Thi, viện chủ chùa Tòng Lâm Lô Sơn (Đá Lố), thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cùng chư Tăng bổn tự đã tổ chức chương trình Vui Đón Trung Thu 2024 và trao 300 phần quà cho các em thiếu nhi quanh chùa.

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online