Ấn Độ: Đại lễ trùng tụng Tam Tạng Thánh Điển Quốc Tế Tipitaka lần thứ 19

Nghe đọc bài:

PSO - Vừa qua trong các ngày từ 01/12 đến 12/12/2024 tại Bodhgaya quận Gaya, Bihar, Cộng hòa Ấn Độ. Đại lễ Trùng Tụng Tam tạng Thánh Điển Quốc Tế Tipitaka lần thứ 19 đã được long trọng tổ chức gồm đại diện của Phật giáo 11 quốc gia tham dự trong đó có đại diện chư Tăng và Phật tử Việt Nam. 

Lễ Trùng tụng Tam tạng Thánh điển Quốc tế được khởi xướng vào năm 2006 dịp kỷ niệm hai ngàn năm trăm năm Đức Phật thành đạo. Đây là một sự kiện hoạt động Phật sự có ý nghĩa to lớn của Phật giáo Quốc tếtạiBồ Đề Đạo Tràng. Chương trình cộng tu của Tăng, Ni, cư sĩ nhiều môn phái hệ phái khác nhau, đa dạng sắc tộc mầu da, nhưng có sự đoàn kết hòa ái trên tinh thần nguyện cầu vì nền hòa bình cho nhân loại.

Đại lễ năm nay được tổ chức quy mô lớn, đã có hàng vạn vị Tăng Ni và các hành giả cư sĩ nhiều quốc gia trên thế giới trở về tham giatrùng tụng, chiêm bái và đảnh lễ Phật,các buổi tụng kinh được diễn ra liên tục từ sáng cho tới khuya hằng ngày.Tam tạng Kinh điển là bộ Kinh chứa đựng toàn bộ giáo pháp giải thoát của Đức Phật để lại cho nhân loại. 

Trong thời gian 10 ngày liên tục đã có nhiều chương trình nhỏ được diễn ra: Như Hành trình “Bước Chân Hòa Bình” vào ngày 12/12 rất long trọng trang nghiêm với các nghi thức hành chính, văn nghệ, do đại diện Chính phủ quốc gia sở tại tổ chức có sự tham dự của Chư Tăng 11 nước, trong đó có nhiều hình ảnh những chiếc nón lá đên từ Việt Nam, các hành giả đang tham dự lễ đi bộ hành trên tuyến đường xuyên rừng dài 14 km. Con đường mà Đức Thế Tôn đã từng đi để đến Rajgir khoảng 2.552 năm trước bắt đầu từ Rajgir, kết thúctại Venuvan. 

Khi còn tại thế Đức Phật đã thực hiện cuộc hành trình này khi Ngài quyết định đi đến Rajgir sau khi đạt được giác ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng. Ngài được chào đón tại Jethian bởi Vua Bimbisara, vương quốc Magadh, có kinh đô là Rajgir". Vua Bimibsara đã đưa Đức Phật đến Tịnh xá Trúc Lâm (Venu Vana), và đã dâng lên Đức Phật trú xứ - như một phẩm vật cúng dường. Đức Phật đã ở đó trong chuyến thăm của mình". Con đường mà Đức Phật đã đi trong suốt 45 năm hoằng pháp.

Đồng hành cùng với chương trình lễ trùng tụng Tam tạng Thánh điển tại thánh địa Bodhgaya, chư Tăng và Phật tử đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm thể hiện tinh thần Việt Nam, tinh thần người con Phật như: Cúng dường Y áo, chư Tăng hiện tiền tại cội Bồ đề, hoạt động hướng tới cộng đồng, trao quà cho học sinh tại một số trường học vùng khó khăn tại Quận Nalanda, Bang Bihar, trao quà cho người dân nghèo, tặng khăn và chăn ấm cho bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại bệnh viện và một số hoạt động từ thiện khác.

Đại lễ Trùng Tụng Tam tạng Thánh Điển Quốc Tế Tipitaka lần thứ 19 tại Bồ Đề Đạo tràng đã được thành tựu viên mãn, các hành giả Quốc tế có một thời gian cộng tu ỏ nơi đất Phật, hoạt động của đoàn Việt nam đã để lại một dấu ấn riêng được bạn bè Quốc tế đánh giá cao.

PV: Trọng Hải. 

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online