BR -VT: Thường trực BTS tỉnh thăm và làm việc cùng Phật giáo huyện Long Điền

Nghe đọc bài:

PSO - Nằm trong chuỗi hoạt động theo kế hoạch số 515/KH-BTS do ký ngày 27/11/2023 của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, vào lúc 14h00 ngày 14/12/2023 (nhằm ngày 02 tháng 11 năm Quý Mão) phái đoàn Thường trực BTS tỉnh tiếp tục buổi thăm viếng và làm việc cùng Tăng Ni Phật tử huyện Long Điền tại Văn phòng BTS huyện đặt tại chùa Thiên Bửu Tháp, xã Tam Phước.

Đoàn do TT. Thích Nhuận Nghĩa – Ủy viên HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh BR-VT làm Trưởng đoàn; tháp tùng đoàn có TT. Thích Thiện Thuận – Ủy viên Dự khuyết HĐTS, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh trong vai trò Phó đoàn cùng chư Tôn thiền đức trong Thường trực BTS GHPGVN tỉnh. 

 

Đón tiếp đoàn tại Văn phòng BTS huyện có TT. Thích Tâm Pháp, Uỷ viên Thường trực BTS tỉnh kiêm Trưởng BTS huyện Long Điền; cùng chư Tôn đức trong BTS cũng như trụ trì các cơ sở tự viện trong huyện.

 

Đại diện chính quyền có sự hiện diện của ông Phan Phi Tuấn, Phó phòng Nội vụ huyện; ông Dương Văn Cường Đội trưởng đội An ninh Công an huyện Long Điền.

Phát biểu khai mạc TT. Thích Nhuận Nghĩa sau khi nêu lên yêu cầu, mục đích phiên làm việc đã không quên gởi lời cảm ơn của HT. Thích Huệ Trí - Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Ban Tăng sự Trung ương, Trưởng ban BTS GHPGVN tỉnh đến với chư Tôn đức trong huyện trong việc duy trì sự phát triển mạng mạch Phật giáo của huyện dù trong thời gian qua nội bộ Phật giáo huyện có nhiều vấn đề cần giải quyết.

Tiếp đến, Sư cô Thích Nữ Hạnh Thiện – Chánh Thư ký BTS huyện đã báo cáo sơ lược tình hình hoạt động của huyện Long Điền trong năm Phật sự 2023. Báo cáo đã nêu rõ:

  • Ban Trị sự GHPGVN huyện Long Điền nhiệm kỳ 2021 – 2026 gồm có 25 thành viên, 11 Ban chuyên môn; có 6 Ban Đại diện Phật giáo xã và thị trấn. Toàn huyện hiện có 48 cơ sở, trong đó có 01 cơ sở đạt chuẩn di tích văn hóa quốc gia, có 2 cơ sở đạt chuẩn văn hoá cấp tỉnh. Số Tăng ni hoạt động trong toàn huyện là 245 với gần 45.000 tín đồ Phật tử thường xuyên sinh hoạt tại các cơ sở tự viện trực thuộc.

  •  

Trong năm Phật sự 2023, BTS huyện nói riêng và các Tự viện nói chung đã thường xuyên tổ chức các hoạt động đã đăng ký cùng BTS và các cơ quan hữu quan. Việc An cư kiết hạ trong năm 2023 BTS huyện đã tổ chức 2 điểm An cư tại Tổ đình Thiên Thai (là trụ xứ dành Chư Tăng) cho 50 hành giả, chùa Thiên Bửu Tháp (dành cho Chư Ni) là 136 hành giả. Trong năm BTS huyện đã giới thiệu cho 45 Giới tử thọ giới tại các giới đàn trong và ngoài tỉnh.

 

Tính đến cuối tháng 11/2023 số tiền Từ thiện do các Tự viện và Phật tử trong huyện đóng góp là 12.041.132.000 (mười hai tỷ, không trăm bốn mươi mốt triệu, một trăm ba mươi hai nghìn đồng).

 

Toàn huyện có 4 đơn vị GĐPT sinh hoạt với 40 huynh trưởng và 269 đoàn sinh sinh hoạt tại Tịnh xá Ngọc Lâm – Ngọc Minh – chùa An Hoà và chùa Hưng Hoà.

 

Trong phần báo cáo chúng tôi ghi nhận một sự việc khá đáng buồn là vẫn còn một số cơ sở tranh chấp vẫn còn đó chưa được giải quyết dứt điểm; và đang có 5 cơ sở xin không tham gia sinh hoạt Giáo hội.

Sau khi lắng nghe báo cáo từ Ban Thư ký BTS huyện, đoàn chủ toạ đã điều hành phiên họp để lắng nghe ý kiến giải bày cũng như nguyện vọng của Tăng Ni trong huyện. Các ý kiến phát biểu tựu trung vào các ý xin BTS tỉnh và chính quyền giải quyết một số kiến nghị để ổn định tình hình sinh hoạt của Phật giáo trong huyện. Ban TT-TT PG tỉnh nhận thấy có 2 vấn đề nổi cộm mà Tăng Ni trong huyện nêu ra:

 

1/ Giải quyết dứt điểm tình hình của chùa Long An về vấn đề bổ nhiệm Trụ Trì. Trong vấn đề này Thường trực BTS tỉnh đã phân tích như sau: Khi phối hợp cùng chính quyền giải quyết tranh chấp tại chùa Long An đã có văn bản đề đạt lên Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ. Tuy nhiên khi hồ sơ giải quyết được đưa ra xử lý thì có sự thay đổi trong Hiến chương GHPGVN sau Đại hội VII vào tháng 12/2022 dẫn đến quy trình cần làm lại để hình thành nên Ban Quản trị cơ sở.

 

2/ Do địa bàn huyện được hình thành khá lâu nên có 1 số cơ sở được thành lập theo dạng gia đình hiến cúng và các ngôi chùa này do các thành viên trong gia đình muốn quản lý và lập “nghĩa địa dòng tộc”. Tăng Ni nếu về hành đạo nơi đây chỉ có trách nhiệm hướng dẫn tu hành, không có trách nhiệm quản lý điều hành và bản thân các gia đình muốn tách rời GHPGVN. Đặc biệt, có ngôi tự viện được hiến cúng cho 1 vị “Bán thế xuất gia” từ khá lâu, khi vị tu sỹ này mất một số thành viên trong gia đình lại đòi “quyền thừa kế”.

 

Trong phát biểu góp ý cùng Hội nghị, ông Phan Phi Tuấn - Phó phòng Nội vụ huyện đã có ý kiến ghi nhận sự đồng hành của Phật giáo huyện trong việc tham gia hoạt động chung của huyện, nhất là việc An sinh xã hội. Với các ý kiến hội nghị nêu ra ông đề nghị các bên cùng phối hợp chính quyền để giải quyết thấu tình – đạt lý để giữ vững sự ổn định của bà con Phật tử cũng như các cơ sở tôn giáo đang xảy ra các tình huống không tốt trong địa bàn.

 

Phiên họp kết thúc lúc 16h30.

Quảng Chuyên

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online