Ban Giáo dục Phật giáo TƯ tổ chức Toạ đàm khoa học: “Giáo dục - đào tạo Đại học và Sau Đại học Phật giáo - Nhận diện và phát triển”

Nghe đọc bài:

PSO - Thực hiện chương trình Phật sự năm 2023, chiều ngày 02/12, Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo TƯ đã tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã tổ chức Toạ đàm khoa học “Giáo dục – đào tạo Đại học và Sau Đại học Phật giáo – Nhận diện và phát triển”. Toạ đàm diễn ra trong hai ngày 02 và 03 – 12, nhận được trên phát biểu của chư tôn đức, các học giả, các nhà khoa học. Toạ đàm nhằm làm rõ thực trạng giáo dục – đào tạo Đại học và Sau Đại học Phật giáo hiện nay, đưa ra định hướng thống nhất khung chương trình cho các hệ này.

Tham dự Toạ đàm có nhị vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: HT.TS Đào Như (kiêm Viện trưởng Học viện Phật  giáo Nam tông Khmer); HT.TS Thích Thanh Quyết (kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo TƯ, Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội); TT. Thích Thanh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I TƯGH; chư Tôn đức Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo TƯ; đại diện Hội đồng Điều hành 4 Học viện Phật giáo trong cả nước…

Các nhà khoa học về dự Toạ đàm

Đại diện các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tham dự Toạ đàm có: PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Uỷ viên Thường trực Ủy ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội; GS.TS Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM; PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam (Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam); TS. Bùi Hữu Dược, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ); GS. Lương Gia Tĩnh, Uỷ viên Hội đồng Trị sự, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội…

HT. Thích Thanh Quyết phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc HT. Thích Thanh Quyết nhấn mạnh: Trình bày quá trình khởi nguồn và phát triển của giáo dục Phật giáo Đại học và sau Đại học tại Việt Nam cũng như một số thành tựu và hạn chế trong giáo dục Phật giáo; TT. Thích Viên Trí đọc báo cáo đề dẫn Toạ đàm. Đề dẫn nêu một số nhóm vấn đề chính cần thảo luận, xin ý kiến của chư tôn đức và các nhà nghiên cứu: Xây dựng mục tiêu, mục đích đào tạo giáo dục Phật học là Giới-Định-Tuệ trong cuộc sống hiện nay; thống nhất lại hệ thống môn học, tín chỉ, học phần khối lượng môn học thời lượng nội dung nội và ngoại điển; đi đến thống nhất tiến trình trong việc trao đổi liên kết giữa các học viện; mở hướng giáo dục Phật học các cấp tiến sĩ, thạc sĩ cho tu sĩ và cư sĩ Phật tử.

TT. Thích Viên Trí, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Phật giáo TƯ đọc Báo cáo đề dẫn

Tiếp đó, Toạ đàm đã được nghe phát biểu tham luận của: TT.TS Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện PGVN tại TP.HCM; TT.TS Thích Nguyên Đạt, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TT.Huế; GS. Lương Gia Tĩnh, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội; HT.TS Danh Lung, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; HT.TS Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; TS. Bùi Hữu Dược, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ); PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Uỷ viên Thường trực Ủy ban Văn hoá - Giáo dục của Quốc hội; TT. Thích Đồng Thành, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TT.Huế … Các phát biểu đã làm rõ thực trạng khung chương trình đào tạo hệ Đại học và Sau Đại học Phật giáo hiện nay, nhằm đi tới chuẩn khung chương trình chung áp dụng cho hệ thống giáo dục Phật giáo cấp Đại học trong toàn quốc.

GS. Lê Mạnh Thát phát biểu 

Phát biểu tại Toạ đàm, GS. Lê Mạnh Thát chia sẻ: “Phật giáo luôn gắn liền với dân tộc. Giá trị của giáo dục Phật giáo phải đồng hành cùng dân tộc. Trong quá khứ, có những giai đoạn, thời kỳ giáo dục Phật giáo trực tiếp tham gia vào công cuộc xây dựng, chuyển hóa giá trị giáo lý tốt đẹp, có khoảng thời gian dài phải vật lộn đấu tranh với quá trình xâm lược của các quốc gia thù địch nên nền giáo dục Phật giáo bị mai một, bị đứt đoạn trong tiến trình lịch sử Phật giáo. Nhận định điều đó, Giáo dục Phật giáo đã chuyển hệ thống giáo dục từ nhà chùa vào nhà trường, từ nhà chùa vào nhà nước, cần phải hội nhập vào xã hội, nhà nước quốc dân rồi hướng tới Quốc tế”.

HT. Thích Thanh Quyết phát biểu đúc kết

Phát biểu đúc kết phiên Toạ đàm thứ nhất, HT. Thích Thanh Quyết ghi nhận các ý kiến phát biểu của chư Tôn đức và khẳng định các ý kiến đóng góp hôm nay sẽ là nền tảng điều chỉnh một số nội dung trong công tác giáo dục Phật giáo hướng đến sự hoàn thiện, thống nhất và chất lượng.

Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

Giáo sư Lương Gia Tĩnh phát biểu
Hoà thượng Thích Tâm Đức phát biểu
Hoà thượng Danh Lung phát biểu
Tiến sĩ Bùi Hữu Dược phát biểu
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn phát biểu
Thượng toạ Thích Đồng Thành phát biểu

Ban Truyền thông Học viện

Download Android Download iOS
Ban Trị sự Phật giáo TP. Cần Thơ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 26/7/2024, tại Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) chư Tôn đức BTS PG TP. Cần Thơ, chư Tôn đức Ban kiến đàn và giới tử Đại giới đàn Từ Quang đã cử hành lễ tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa từ trần trong không khí trang nghiêm và thành kính.

Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Trung ương thăm, làm việc và tặng quà tại Quảng Nam

PSO - Ngày 24/7/2024 (nhằm 19/6/Giáp Thìn), đoàn Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Trung ương GHPGVN đã đến thăm, làm việc với Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam tại trường Trung cấp Phật học tỉnh (phường Tân Thạnh, Tp.Tam Kỳ).

Bình Phước: Xúc động đêm tri ân và tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

PSO – Trong không khí cả nước đang hướng về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần ngày 19/7/2024. Trước sự ra đi của người, đó là sự mất mát lớn của Đảng, Nhà nước và Tổ quốc Việt Nam ngày 26/7/2024 cũng là ngày Quốc Tang, ngày đưa tiễn cố Tổng Bí thư về lòng đất mẹ. Đêm thắp nến tri ân và tưởng niệm đến cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tran

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online