Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn góp ý về Dự thảo Thông tư Bộ Tài chính liên quan đến quản lý, thu chi tiền công đức

PSO - Ngày 26/5/2021, Thượng tọa Thích Quảng Truyền – Uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn đã ký Công văn số 077/CV-BTS của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn gửi đến Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN góp ý về Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. BBT xin giới thiệu nội dung công văn như sau:
Thượng tọa Thích Quảng Truyền – Uỷ viên HĐTS, Phó trưởng ban TT Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn

- Kính gửi: Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn nhận được Công văn số 115/HĐTS-VP1 đề ngày 14/5/2021 của Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN về việc Bộ Tài chính xin ý kiến các Bộ, ngành TW và UBND các tỉnh, thành phố về dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.

Về việc này, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn xin có ý kiến như sau:

Việc Bộ Tài chính có Thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội là việc làm bình thường, thể hiện quyền quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, phạm trù quản lý và những quy định của bản dự thảo Thông tư liên quan trực tiếp đến cơ sở tôn giáo, Tăng Ni trụ trì (cụ thể là các chùa dưới sự quản lý của Giáo hội Phật giáo các cấp đã được quy định trong Hiến chương và Nội quy Tăng sự của GHPGVN).

Chính vì vậy. Tiếng nói của các cấp Giáo hội; Đặc biệt là của Trung ương GHPGVN là hết sức quan trọng để hài hòa các lợi ích, tránh xung đột, có thể vô tình làm cho các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, gây chia rẽ, mất an ninh trật tự xã hội.

Để giải quyết căn cơ câu chuyện "hòm công đức" và thuật ngữ "tiền công đức" từ lâu nay vẫn bị lạm dụng, dẫn tới bị xã hội hiểu nhầm. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn kính đề nghị:

  1. Tiền công đức chỉ được các cấp Giáo hội, Trụ trì các tự viện kêu gọi khi có các Phật sự đặc biệt, hoặc theo truyền thống là: trùng tu, xây dựng tự viện, tạc tượng, đúc chuông hoặc các Phật sự tiêu biểu khác làm lợi ích cho số đông. Khi vận động công đức phải theo trình tự, quy định của Luật Tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định 162/2017 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng tôn giáo cũng như các văn bản quy định của Giáo hội.
  2. Các cơ sở tự viện không nên đặt "hòm công đức" hoặc in "giấy ghi công đức - phiếu ghi công đức" mà nên sử dụng đúng từ ngữ như: "Hòm phước sương"; "Hòm cúng dàng Tam Bảo" hoặc "Giấy ghi nhận cúng dàng Tam Bảo - Phiếu ghi nhận cúng dàng Tam Bảo". Việc cúng dàng Tam Bảo là tự nguyện của tín đồ Phật tử, vị Trụ trì đương nhiên có quyền tiếp nhận, quản lý, chịu trách nhiệm với sự cúng dàng đó. Theo giới luật và truyền thống của Phật giáo thì việc cúng dàng thường trụ Tam Bảo là việc làm bình thường, vị trụ trì là người thay mặt Tăng Ni trong chùa tiếp nhận và quản lý sử dụng đúng mục đích theo phép lục hòa. Trong xã hội hiện đại ngày nay thì đây là sự cho, tặng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  3. Tất cả các nguyên nhân đều bắt nguồn từ thuật ngữ bị lạm dụng cách gọi là "tiền công đức - hòm công đức". Nếu là các Phật sự nêu tại mục 1 ở trên thì đương nhiên việc quản lý, sử dụng tiền công đức đúng mục đích, minh bạch vv… là đương nhiên. Nhưng nếu là tiền cúng dàng Tam Bảo thì việc quản lý, sử dụng là việc làm nội bộ của Giáo hội và Tăng Ni. Chính vì vậy cần làm rõ về vấn đề này để xã hội hiểu rõ nội tình. Tóm lại, thuật ngữ "tiền công đức - hòm công đức" đang bị chính chúng ta lạm dụng từ ngữ, làm xã hội hiểu nhầm; tự gây khó cho mình; trong khi đó, Phật giáo không dùng từ "công đức" để chỉ cho tiền bạc.
  4. Trung ương Giáo hội cần có Thông tư quy định, hướng dẫn chi tiết, tách bạch rõ ràng về việc kêu gọi công đức và tiếp nhận cúng dàng Tam Bảo; cách thức quản lý, sử dụng; các thuật ngữ về "Công Đức"; các hòm công đức; hòm phước sương; hòm cúng dàng Tam Bảo sao cho phù hợp, đúng pháp luật và giáo luật. Qua đó, khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Giáo hội trên mọi mặt hoạt động của các cấp Giáo hội; Tăng Ni tại cơ sở tự viện của Giáo hội đã được Hiến định trong Hiến chương của Giáo hội và pháp luật của nhà nước, tránh sự hiểu nhầm không đáng có của xã hội; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Tăng Ni và các cơ sở tự viện.

Với nội dung trên. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn kính đề nghị Trung ương GHPGVN xem xét.

Trân trọng kính chào!

Download Android Download iOS
Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch chỉ đạo Ban Trị sự Đồng Nai thực hiện nhiều Phật sự quan trọng trong năm 2025

Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2024 của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai diễn ra sáng 27-12, tại chùa Tỉnh Hội. Chứng minh và ban đạo từ tại Hội nghị, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, đã chỉ đạo và định hướng cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai thực hiện kế hoạch trong năm 2025.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Khởi công xây dựng 3 nhà tình thương cho hộ nghèo xã Tam Giang

Sáng nay, ngày 26/12/2024, tại xã Tam Giang huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau, ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh phối hợp cùng sở Tư pháp tổ chức khởi công xây dựng 3 căn nhà tình thương, trị giá gần 200 triệu cho hộ nghèo.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online