PSO - Ngày 04/5/2025, để chuẩn bị cho lễ khai mạc triển lãm sáng ngày 5/5/2025, tại các khu triển lãm trong khuôn viên Học Viện PGVN TP.HCM. Các thành viên Ban Văn hóa Trung Ương khẩn trương tiến hành, hoàn thiện và ra soát tất cả các công tác thiết trí các tác phẩm thuộc bốn đề án: “pháp phục, ngôn ngữ, nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam.” Thực hiện Chương trình tổng thể đã được Chính phủ và Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc ICDV chấp thuận. Ban Văn hóa Trung ương đã được Hội đồng Trị sự GHPGVN và Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak 2025 giao thực hiện 7 đề án:
- Chương trình nghệ thuật.
- Triển lãm văn hoá Phật giáo.
- Triển lãm trên không.
- Văn hóa trà Việt (Trà đạo).
- Hoa đăng cầu nguyện hòa bình.
- Lễ hội Văn hóa (hội chợ).
- Quà tặng Đại biểu.
Các hoạt động văn hoá trong Đại lễ Vesak 2025, nhằm tôn vinh và lan toả hình ảnh, tư tưởng cao đẹp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; Đồng thời, cũng là dịp giới thiệu những giá trị văn hoá đặc trưng của Phật giáo và dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng trong và ngoài nước.”
Việc“Lan tỏa đề án: pháp phục, ngôn ngữ, nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam” là Phật sự của Ban Văn hóa TƯ nói riêng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung. Vì thế, tinh thần chung và sự đóng góp rất nhiệt tình của chư Tôn đức cũng như Tăng Ni Phật tử là việc thiết thực để thể hiện sư cúng dường của mình đến đại lễ.
Là bộ sưu tập kinh điển, sớ giải, nghiên cứu và ứng dụng giáo lý Tịnh Độ một cách hệ thống, khoa học.
Tịnh Độ Tạng bao gồm 25 tập, tuyển chọn, biên soạn hơn 120 tác phẩm kinh, luận, chú, sớ, sao, cũng như các trước tác học thuật của các hành giả và học giả nổi tiếng trên thế giới, cùng với bộ Đại Từ Điển Tịnh Độ chuyên biệt. Trong đó mô tả về Tịnh độ Di Đà, Di Lặc, Duy Ma,...
Được biết; Bộ sách được dưới sự chủ trì của Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN và Thượng tọa Thích Thanh Phong Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Kinh tế - Tài chính Trung ương, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, cùng với trung tâm phiên dịch gồm có: Đại đức Thích Quảng Lâm, Đại đức Thích Quang Định, Đại đức Thích Quảng Đại, Đại đức Thích Vạn Lợi và gần 100 dịch giả, biên tập viên, học giả của Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế tận tâm thực hiện trong hơn 5 năm; do nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm in ấn, phát hành.
Những điểm nổi bật của bộ Vĩnh Nghiêm Đại Tạng Kinh - Tịnh Độ Tạng:
Hệ thống hóa toàn bộ kinh luận Tịnh Độ.
Đơn giản hóa cách tra cứu theo chủ đề.
Phương thức trình bày khoa học.
Bổ sung phần nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, tư tưởng và truyền thừa.
Đặc biệt, bộ sách không chỉ giới hạn trong pháp học (lý thuyết), pháp hành (thực hành) mà còn mở rộng đến pháp chứng (thành tựu); giúp cho hành giả hiểu được Tịnh độ là cảnh giới kết quả thanh tịnh của chính bản thân. Đồng thời, hành giả có cơ hội hiểu rõ hơn về tiến trình tu tập cá nhân, nắm bắt được con đường giải thoát và giác ngộ, ứng dụng tư tưởng “tâm tịnh quốc độ tịnh” trong cuộc sống hiện tại.
Tịnh Độ Tạng không chỉ là một công trình học thuật đồ sộ, mà còn là bản đồ hướng dẫn thực hành quý báu, khai mở niềm tin, củng cố nguyện lực, dẫn dắt hành giả tiến đến cảnh giới chứng ngộ thù thắng.
Bộ Kinh được chư Tôn đức và các dịch giả, các ban biên tập xuất bản…đã cố gắng kịp thời triển lãm giới thiệu đúng ngay đại lễ Vesak tại TPHCM. Đây là một sự cúng dường thiết thực lên đức Thế Tôn bằng cả tâm thành của người con Phật. Với hy vọng lan tỏa Chánh Pháp trường tồn với nhân gian, đem lại lợi lạc chúng hữu tình cho hiện tại và mãi về sau.
Liên Thảo