Ban Văn hoá TƯ khảo sát Kiến trúc Phật giáo tại 2 tỉnh Long An và Tiền Giang

(PSO) Ngày làm việc thứ 3, 18/9/2022 (ngày 23/8 năm Nhâm Dần), đoàn Khảo sát Kiến trúc Phật giáo Việt Nam - Thống nhất trong đa dạng" do Ban VHTW GHPGVN thực hiện cùng Viện nghiên cứu Tôn giáo (thuộc Viện Hàn lâm KHXH VN), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện Bảo tồn Di tích và các cơ quan liên quan đã làm việc tại tỉnh Long An và Tiền Giang. Đây  là 2 địa phương thuộc vùng ĐBSCL có 6 ngôi chùa trong diện khảo sát dịp này.

TT. Thích Thọ Lạc trao đổi với thành viên của đoàn tập trung xem xét và ghi chép, những vấn đề liên quan đến kiến trúc xây dựng và bảo tồn di sản

Điểm đến đầu tiên là Chùa Tôn Thạnh (Cần Giuộc, tỉnh Long An). Ngôi chùa lưu giữ nhiều biểu tượng và di sản văn hoá giá trị tại ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc. Đây cũng chính là trụ sở của BTS GHPGVN huyện GHPG Cần Giuộc.

Toàn cảnh chùa Tôn Thạnh nhìn từ trên cao

 Chùa do Thiền sư Viên Ngộ xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808) với tên gọi là  chùa Lan Nhã.

Năm 1841, chùa đổi tên thành Tôn Thạnh.

Không gian bên trong chánh điện Ngày 27/11/1997, chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 2890-VH/QĐ. Đại điện chùa trao đổi cùng các chuyên gia trong đoàn khảo sát 

Chùa Tôn Thạnh gắn liền với sự nghiệp văn chương của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Năm 1859-1862, Thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) nương nơi mái chùa mở lớp dạy học, sáng tác thi ca. Tại đây 2 tác phẩm văn học nổi tiếng được ra đời đó là: Lục Vân Tiên và Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc đã tạo thêm sức mạnh ý chí mãnh liệt cho các nghĩa sĩ vì nghĩa lớn hy sinh cho dân tộc.

TT. Thích Thọ Lạc cùng TS.Tạ Quốc Khánh trao đổi thông tin ghi trên quả chuông cổ 

Hiện tại chùa đang lưu giữ 2 tấm bia “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu xây dựng năm 1973, tấm bia trích bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” xây dựng năm 1998.

TT. Thích Thọ Lạc tặng bộ Kinh Khoá tụng thống nhất (thuộc đề án ngôn ngữ) cho HT. Thích Minh Thiện - Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An

Điểm đến thứ 2 là Chùa Long Phước. Đây là ngôi cổ tự được bài trí theo hệ Tam giáo đồng quy có kiến trúc giao thoa giữa các hệ Bắc truyền, Nam truyền.

Thượng toạ trụ trì đang giới thiệu cách bài trí tượng thờ theo hệ tam giáo đồng quy

Đồng với thờ Phật, là thờ các vị tứ Thánh, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Hiện nhà chùa còn lưu giữ các bộ tượng Ngọc Hoàng Thượng đế, Ngọc Diệm Thiên Vương, Thánh Mẫu v.v…

Chánh điện thờ Phật Các vị tứ Thánh, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Diệm Thiên Vương, Thánh Mẫu...

Ngôi cổ tự nằm bên bờ nam sông Vàm Cỏ Tây có sức hút đối với Phật tử quanh vùng.

Toàn cảnh chùa Long Phước nhìn từ trên cao

Kiến trúc  của chùa theo mô hình Tứ trụ, mái nối liền đều 4 phía, mỗi cạnh rộng 12 mét, chính giữa có 4 cột (tứ trụ) rộng 3m, cột gỗ đường kính 30cm, cao 7m. Nóc chùa cao khoảng 9m; tiếp theo là 12 cột gỗ hàng nhì, 20 cột hàng ba và 2 cột gỗ hàng tư.. Nóc chùa có trang trí rồng chầu thái dương bằng men sứ màu xanh lam. Vách ván bổ kho (ván ghép theo khung gỗ), sau trùng tu xây bằng gạch đinh với vôi và mũ cây ô dước. Chính giữa chính điện có vách gỗ ngăn ngang, trước vách lập gian thờ Phật. Mái lợp ngói âm dương (chủng loại đại tiểu). Kiến trúc chùa nhìn từ trên xuống giống hình chữ khẩu (có thể gọi là chữ Quốc).

TT. Thích Lệ Trí nhận bằng Tuyên dương công đức của Ban Văn hoá Trung ương

Điểm đến thứ 3 là Tịnh xá Ngọc Tâm (địa chỉ 253/14, Nguyễn Thông, phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An ) do NT. Thích Nữ Minh Liên thành lập năm 1955 trên khu đất do Kiến và họ Huỳnh hiến cúng.

Cổng tam quan và toàn cảnh Tịnh xá Ngọc Tâm

Năm 1983, chánh điện trùng tu bằng bê-tông cốt thép theo kiến trúc bát giác. Hằng năm, tịnh xá tổ chức khóa tu thiền thất định kỳ cho Ni giới Khất sĩ, An cư Kiết hạ, Đại lễ Phật Đản, lễ Vu lan.

Ni chúng tịnh xá chụp hình lưu niệm cùng với đoàn khảo sát Kiến trúc sư phác hoạ hình ảnh tịnh xá tại hiện trường

Bên cạnh, các đạo tràng Bát quan trai, trì chú Đại bi, Niệm Phật được tổ chức hằng tháng để tạo duyên cho hàng Phật tử.

Từ tháng 8-2003, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh thành lập bếp ăn từ thiện đặt cơ sở tại tịnh xá Ngọc Tâm. Lúc đầu, bếp ăn mỗi ngày phát khoảng 150 suất cơm, đến nay 700 suất mỗi ngày. Tinh xá có nhiều hoạt động từ thiện như đào giếng, xây cầu, cất nhà tình thương, cấp học bổng cho học sinh nghèo...hàng năm trên hai tỷ đồng.

Buổi chiều, Đoàn khảo sát tiếp tục hành trình đến tỉnh Tiền Giang, làm việc tại 3 ngôi chùa, gồm:

Chùa Pháp Bảo (Dhammaratanarama) tọa lạc tại số 44/448 Lý Thường Kiệt, phường 5, TP. Mỹ Tho. Đây là ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh tại tỉnh Tiền Giang, do HT. Pháp Lạc khai sáng. Ngày 27/2/1966, Ngài Tăng Thống cùng chư Tăng và Phật tử từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho làm lễ an vị Phật và bàn giao ngôi chùa nhỏ còn khá đơn sơ cho Hòa thượng Pháp Lạc (Sukhadhammo Mahathera) quản lý, xây dựng. Hòa thượng Giới Nghiêm ban hiệu cho chùa là Pháp Bảo.

Khuôn viên chùa Pháp Bảo hiện có khoảng 1 hecta. Qua những lần trùng tu và xây dựng mới, chùa Pháp Bảo khang trang, thanh tịnh, thoáng mát thu hút nhiều Phật tử đến lễ bái và sinh hoạt, tu học Phật pháp.

Hàng năm, vào ngày tròn trăng tháng tư (15/4 âm lịch) chùa cung thỉnh Xá lợi Phật từ trên Bảo tháp xuống tôn trí tại Chánh điện để chư Tăng và Phật tử tiện chiêm bái, đảnh lễ.

Toàn cảnh chùa Pháp Bảo Các thành viên trong đoàn nhận quà tặng từ TT. Thích Bửu Hiền trụ trì chùa Pháp Bảo

Được biết, chùa Pháp Bảo hiện đang tham gia các hoạt động từ thiện tại các trung tâm Từ thiện xã hội trong tỉnh, chia sẻ với Hội người mù, bênh nhân bệnh viện Tâm thần Tiền Giang v.v…

TT. Thích Thọ Lạc trao tặng quà của BVH cho chùa Pháp Bảo

Chùa Bửu Lâm (162B Nguyễn Văn Giác, phường 3, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), là một trong những ngôi cổ tự theo phong cách Phật giáo Bắc truyền dòng Lâm Tế Chánh Tông ở Nam bộ.

Toàn cảnh ngôi chùa nhìn từ trên cao

Chùa được xây dựng gồm 3 phần: Tiền đường, Chánh điện và hậu Tổ, tất cả nằm trên nền cao 1m, có diện tích 987m2. Mái lợp ngói hình vảy cá gồm 2 lớp mái cách khoảng. Mặt dựng được trang trí hoa văn. Trên bệ thờ của ngôi Chánh điện là Tôn tượng Phật A Di Đà ngồi, xung quanh còn có các pho tượng Phật, Bồ Tát, La Hán lớn nhỏ làm bằng nhiều loại vật liệu với dáng vẻ khác nhau.

Chư Tôn đức Tăng Ni Ban Văn hoá TƯ đang trao đổi cùng với GĐ TT UNESCO Nghiên cứu Bảo tồn Văn hoá Tôn giáo

Chùa cũng là nơi thành lập chi bộ Xóm Dầu, một trong những chi bộ Ðảng đầu tiên của tỉnh Tiền Giang, vào đầu năm 1930.

Phóng viên tác nghiệp tại hiện trường SC. Thích Giác Ân - UV Thư ký BVH TƯ  cùng TT UNESCO Nghiên cứu Bảo tồn Văn hoá Tôn giáo về những hoa văn trên Cửa Võng 

Chùa Bửu Lâm còn là nơi được BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang dùng làm nơi mở nhiều khóa An cư Kiết hạ, tổ chức Đại Giới Đàn và là Trường Phật học đào tạo được nhiều vị Tăng tài đức, góp phần xiển dương Phật pháp.

Nghiên cứu chữ hán cổ trên hoành phi

Ngày 13/9/1999, chùa Bửu Lâm được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 61/1999/QĐ-BVHTT.

Điểm đến cuối cùng trong ngày là Chùa Vĩnh Tràng có địa chỉ tại đường Nguyễn Trung Trực, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Toàn cảnh chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng xưa vốn là chỉ là cái am nhỏ, mái lá vách đất, do tri huyện Bùi Công Đạt (người làm quan dưới triều vua Minh Mạng) phát nguyện xây cất vào đầu thế kỷ 19 để tu dưỡng tinh thần sau khi về hưu. Vì vậy người dân địa phương quen gọi là “Chùa Ông Huyện”.

Đoàn khảo sát bên bức tranh sơn thủy in hình "mai, lan, cúc, trúc

Chùa được xây dựng theo dạng chữ “Quốc” của Hán tự, giống như các chùa của ngưới Hoa, nhưng chùa Vĩnh Tràng có những hoa văn theo kiểu thời Phục Hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt theo phong cách Pháp, nền lót gạch men Nhật Bản.

Riêng chữ Hán được viết theo kiểu chữ triện cổ kính, còn chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-tích. Nhìn tổng quan bên ngoài, kiến trúc chùa là sự giao thoa giữa Á và Âu lạ mắt nhưng hài hòa. Tuy nhiên, kiến trúc bên trong chùa vẫn mang đậm lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam gồm có bốn hạng mục nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu), có diện tích 14.000m², dài 70m, rộng 20m.

Tượng Phật trên chánh điện được tạc bằng đồng, gỗ, đất nung

Chùa hiện bảo tồn 60 tượng quý, được tạo tác bằng đồng, gỗ, đất nung; bộ tượng la hán có giá trị nghệ thuật nằm ở hai bên tường chánh điện được tạc từ gỗ mít vào đầu thế kỷ 20, 20 bức tranh sơn thủy in hình "mai, lan, cúc, trúc". Hoành phi câu đối trong chùa được điêu khắc chữ nổi thếp vàng như những chữ "Hoàng kim bửu điện" được khắc từ 1851; Có 3 tượng đồng (Di Đà, cao 98cm, Quan Âm và Thế Chí cao 93cm) được tạo tác giữa thế kỷ 19; bảy bộ thếp vàng chạm hình Bát tiên, thần Mặt trời và thần Mặt trăng, do các nghệ nhân địa phương chạm trổ công phu vào khoảng 1907-1908.

Đại hồng chung mang tên Pháp Bảo Chuông

Ngoài ra, còn có chiếc đại hồng chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 1,2m, nặng khoảng 150kg được đúc giữa tháng 5 năm 1854 trên thân có khắc chữ "Vĩnh Trường Tự". Theo các chuyên gia văn hóa thì vẻ đẹp của Chùa tập trung ở nghệ thuật tạo hình và có thể xem chùa Vĩnh Tràng là sự phản ánh lịch sử mỹ thuật của đất Tiền Giang. Trước năm 1975 chùa được “Liệt Hạng Di Tích Thắng Cảnh của Quốc Gia” theo Nội San Đất Phật Định Tường số 18. Ngày 30 tháng 8 năm 1984 chùa được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Và Di tích Nghệ thuật Kiến trúc cấp Quốc gia ngày 6/12/1989.

Năm 2007, chùa Vĩnh Tràng được kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có phong các kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây”. Năm 2013, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam công nhận chùa Vĩnh Tràng là Điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh trong chương trình Việt Nam – Những Điểm Đến Ấn Tượng.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc và nhiệt tình, đoàn công tác của Ban Văn hoá TƯ GHPGVN cùng các cơ quan chức năng kết thúc ngày thứ ba của chuyến khảo sát Kiến trúc và Di sản tại hai tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được những kết quả nhất định.

Sau đâu là một số hình ảnh ghi nhận

Nguyễn Thiện

Download Android Download iOS
Tân Cục trưởng Cục An ninh Nội địa chúc Tết Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch GHPGVN

Chiều 14-1, tại chùa Minh Đạo (quận 3, TP.HCM), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã thân mật đón tiếp Đại tá Nguyễn Hồng Phong – Tân Cục trưởng Cục An ninh Nội địa, Bộ Công an, đến thăm và chúc Tết Xuân Ất Tỵ.

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online