THÔNG CÁO BÁO CHÍ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2022 - 2027

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ-------------------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc-------------- Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2022
 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2022 - 2027 Từ ngày 28 - 29 tháng 11 năm 2022 Tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt – Xô, Thủ đô Hà Nội ------------------------------------

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ chính thức diễn ra vào ngày 28 – 29/11/2022 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt – Xô, Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 1.091 đại biểu gồm Chư tôn đức Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh; Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đại biểu các Ban, Viện trực thuộc Trung ương Giáo hội; Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại biểu Tăng Ni, Phật tử Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài. Khách mời của Giáo hội gồm đại biểu khách quý lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại biểu các Ban, Bộ ngành Trung ương, và các địa phương; đại biểu chức sắc các tổ chức tôn giáo bạn. Với chủ đề “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết - Phát triển”, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX là một sự kiện quan trọng được tiến hành theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau 5 năm hoạt động, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự tổ chức Đại hội để tổng kết, đánh giá thành tựu Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017-2022), đồng thời hoạch định đề ra phương hướng hoạt động Phật sự, nhiệm vụ chiến lược phát triển Giáo hội trong 5 năm tiếp theo của nhiệm kỳ IX (2022-2027). Đại hội IX Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiệm vụ cử hành nghi thức suy tôn Đức Pháp chủ và Hội đồng Chứng minh; Suy cử Chủ tịch và Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ 2022-2027; Nghi thức tấn phong Giáo phẩm tại Đại hội; Thực hiện nghi thức tuyên dương khen thưởng của Giáo hội và Nhà nước trao tặng các tập thể Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự và cá nhân Chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử thành viên Giáo hội. Một trong những nội dung quan trọng của Đại hội kỳ này là tiến hành tu chỉnh Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và một số Phật sự quan trọng khác. Hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ VIII (2017-2022) vừa qua đã diễn ra trong bối cảnh phần lớn thời gian nhiệm kỳ phải đối diện với những khó khăn, thách thức chưa từng diễn ra trong phòng, chống dịch Covid-19. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã điều hành linh hoạt, sáng tạo các hoạt động Phật sự của Giáo hội. Các Ban, Viện TW, Ban Trị sự các cấp đã đạt được những mục tiêu, kế hoạch đề ra trong nhiệm kỳ. Tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 3 được tổ chức tại Việt Nam năm 2019 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam có sự tham dự của hơn 5.000 đại biểu đến từ 112 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổ chức thành công, trang nghiêm, trọng thể Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN (07/11/1981 - 07/11/2021) theo hình thức trực tuyến với chủ đề: “40 năm GHPGVN: Hội nhập và phát triển cùng đất nước”. Chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 theo đúng kế hoạch Thông tư  205/TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự. Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 đã diễn ra thành công ở tất cả 63 tỉnh, thành phố theo đúng Thông tư 60/TT-HĐTS để tổ chức thành công Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX. Tăng Ni, Phật tử trong Giáo hội đã hòa hợp, nỗ lực, cố gắng vượt bậc đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng, đó là: Tăng sự trang nghiêm, Tăng Ni đoàn kết; Các kỳ An cư kết hạ được tổ chức ở tất cả các Ban Trị sự, tổ chức thành công 70 Đại Giới đàn truyền thụ giới pháp cho hơn 20 ngàn giới tử tiếp nối hậu lai, báo Phật ân đức, hàng trăm ngàn đồng bào Phật tử được quy y Tam bảo; Chùa và cơ sở tự viện được mở mang xây dựng; Nhiều buổi thuyết pháp, tưởng niệm tri ân Anh hùng liệt sỹ, nhiều khóa tu mùa hè, khóa giảng và tu online được tổ chức đáp ứng cho nhu cầu của đồng bào Phật tử và giới trẻ thanh thiếu niên; Hoạt động hiệu quả của các Trung tâm điều hành điện tử, công tác thông tin truyền thông, báo, tạp chí, truyền hình và nghiên cứu Phật học đạt nhiều thành tựu; Công tác từ thiện an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được thực hiện thường xuyên, liên tục với giá trị hơn 7.000 tỷ đồng. Công tác ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, có hiệu quả thiết thực chung tay thực hiện tốt sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong nhiệm kỳ vừa qua mặc dù có giai đoạn phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, song công tác giảng dạy, đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Giáo hội, các trường Trung cấp Phật học, các Học viện Phật giáo Việt Nam vẫn được duy trì và tiến hành thường xuyên vừa trực tiếp, vừa phối hợp với giảng dạy bằng hình thức trực tuyến đảm bảo chương trình đào tạo. Giáo hội đã đào tạo được 194 Tăng Ni tốt nghiệp Thạc sĩ Phật học; đã có 2.156 Tăng Ni sinh tốt nghiệp Cử nhân Phật học hệ chính quy; 842 Cử nhân Phật học hệ Đào tạo từ xa; hệ Cao đẳng Phật học đã có 689 Tăng Ni sinh tốt nghiệp; hệ Trung cấp Phật học đã có 1.246 Tăng Ni sinh tốt nghiệp tại 34 Trường Trung cấp Phật học trong cả nước. Giáo hội đã nghiệm thu và cho triển khai các thành tựu của 4 đề án lớn về văn hóa Phật giáo: Pháp phục Phật giáo Việt Nam, Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam, Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam. Thành tựu của các đề án này làm cơ sở khoa học để chúng ta một mặt đưa ra được hệ giá trị bất biến trong văn hóa Phật giáo Việt Nam và truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời mở ra không gian sáng tạo, đưa vào đó dấu ấn của thời đại. Kinh sách Phật giáo đã được dịch ra tiếng Việt, ngôn ngữ Việt hóa phù hợp và dễ hiểu cho Phật tử và những người yêu mến đạo Phật, tập hợp hình thành bộ kinh tụng chung cho tất cả Tăng Ni toàn Giáo hội trong nghi thức đại lễ quốc gia. Quan hệ Phật giáo quốc tế và hoạt động đối ngoại giao lưu, hợp tác quốc tế là một trong những thành tựu Phật sự nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua. trong điều kiện phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động giao lưu quốc tế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giãn cách xã hội ở khắp nơi trên thế giới, mặc dù vậy các hoạt động giao lưu quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn được duy trì thường xuyên, liên tục thông qua giao lưu trực tuyến online, tham dự các hội thảo quốc tế webinar. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cử và tổ chức hàng trăm đoàn của Giáo hội đi thăm viếng Phật giáo các nước, tham dự các hội thảo Phật giáo quốc tế làm tăng cường tình hữu nghị và làm sâu sắc mối quan hệ quốc tế. Đồng thời, Giáo hội đón tiếp nhiều vị nguyên thủ, lãnh đạo các nước đến thăm viếng Giáo hội và các chùa khi đến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Hoạt động quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tập trung vào các hoạt động tham gia cứu trợ nhân đạo quốc tế như đã ủng hộ chính phủ và nhân dân Lào, Campuchia, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka tiền và vật tư y tế giúp đỡ trong phòng, chống dịch Covid-19 trị giá hàng triệu đô la Mỹ, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Đồng hành cùng với sự đổi mới của đất nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều thành tích trong công tác chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trong nhiệm kỳ vừa qua Giáo hội đã thành lập Ban Điều phối GHPGVN tại Lào, nâng số Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài là  22 Hội Phật tử Việt Nam ở các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và châu Phi. Giáo hội đã thiết lập mối liên lạc thường xuyên hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở 35 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các Hội Phật tử, Trung tâm văn hóa Phật giáo là trung tâm đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nơi giao lưu chia sẻ hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng, giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Đại hội sẽ tập trung thảo luận và quyết tâm thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm của toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước, cũng như ở nước ngoài trong nhiệm kỳ IX (2022-2027) sẽ thực hiện thành công 12 mục tiêu, chương trình tổng quát mà Đại hội IX hướng tới như sau: 1. Nêu cao kỷ cương, giới luật, gắn liền trách nhiệm trong mọi hoạt động Phật sự của Tăng Ni, Phật tử là trên hết, trước hết. Nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, xây dựng, phát triển Giáo hội vững mạnh trong hội nhập quốc tế. Vững vàng kiên định trên con đường phụng sự theo lý tưởng: Đạo pháp – Dân tộc – CNXH. 2. Nâng cao năng lực quản trị hành chính và điều hành hoạt động Phật sự của Giáo hội. Xây dựng Giáo hội số theo xu thế thời đại. Kiện toàn và hoàn thành các trung tâm điều hành điện tử của hai văn phòng Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các địa phương. 3. Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua ích nước, lợi dân, ích đạo, lợi đời, chung tay cùng đồng bào và Nhân dân cả nước phấn đấu cho mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 4. Đẩy mạnh sự nghiệp hoằng dương giáo pháp của Đức Phật vào mọi mặt của đời sống xã hội. Đổi mới, sáng tạo trong phương thức hướng dẫn tín đồ Phật tử. Hướng dẫn các pháp môn thực hành của Phật giáo phù hợp với xã hội hiện đại, với mọi tầng lớp trong xã hội góp phần chăm sóc sức khỏe tinh thần, xây dựng và làm đẹp nền đạo đức xã hội. 5. Phát huy tinh thần nhập thế của đạo Phật, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục Phật giáo trên cả hai lĩnh vực: đào tạo Tăng Ni và tham gia vào nền giáo dục xã hội. Nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng loại hình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và thực hành giáo pháp tại các cơ sở đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 6. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đảm bảo có sự tiếp nối giữa truyền thống và hiện đại góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế. 7. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, quan hệ Phật giáo quốc tế theo định hướng gắn với ngoại giao văn hóa, ngoại giao nhân dân. Chủ động, tích cực trong quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo và tổ chức tôn giáo thế giới. Kiện toàn, mở rộng và kết nối chặt chẽ với các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài. 8. Mở rộng và thúc đẩy công tác nghiên cứu Phật học tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hợp tác và liên kết nghiên cứu Phật học với các cơ sở nghiên cứu, trường đại học ở trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam. 9. Tăng cường công tác pháp chế, giám sát, kiểm soát các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội. Quản lý chặt chẽ sinh hoạt tự viện, sinh hoạt của Tăng Ni theo đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước. 10. Xây dựng nền tảng chuyển đổi số của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phù hợp và tương thích với công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Nâng cao hiệu quả và đẩy mạng hơn nữa truyền thông Phật giáo là kênh hoằng pháp và chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội nhằm nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của Đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của Tăng Ni, Phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 11. Phát huy tinh thần từ bi của đạo Phật, không ngừng đẩy mạnh công tác từ thiện xã hội. Kêu gọi Tăng Ni, tín đồ Phật tử tích cực tham gia, hưởng ứng phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội. 12. Lan tỏa triết lý Phật giáo trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân. Xây dựng đội ngũ doanh nhân Phật tử hướng tới tự chủ tài chính trong các hoạt động Phật sự của Giáo hội qua việc xây dựng mô hình kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý. Khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở tự viện./. Thông tin chi tiết xin truy cập tại Cổng thông tin Đại hội IX, nhiệm kỳ 2022-2027 Giáo hội Phật giáo Việt Nam: daihoi9.ghpgvn.org.vn
Liên hệ tác nghiệp:
  • Đại đức Thích Nguyên Chính,
  • Điện thoại: 0982.886.848
  • Email: vp1giaohoi@gmail.com
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO TOÀN QUỐC LẦN THỨ IX
   
Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online