Bến Tre: Chùa Tân Khánh tổ chức Pháp hội Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm và tặng quà Trung thu

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 24/9/2023 (nhằm ngày 10/8/Quý Mão), tại chùa Tân Khánh (ấp 2, xã Tân Thạch huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre) đã trang nghiêm diễn ra Pháp hội Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm với sự tham dự của gần 400 Phật tử và tặng quà Trung thu cho hơn 150 em thiếu nhi địa phương.

ĐĐ.TS Thích Trí Huệ - UVTT Ban Hoằng Pháp TƯ GHPGVN - Trụ Trì chùa Tân Khánh cùng Pháp Hội Trung Phong

 

Tam Thời Hệ Niệm ((三時繫念): Tức Nhớ nghĩ 3 thời, là một trong các pháp môn niệm Phật của tông Tịnh độ, do Quốc sư Trung Phong đời Nguyên (Trung Hoa) đề xướng.

Hệ niệm là 3 nghiệp thân, khẩu, ý quán tưởng văn kinh của kinh A di đà và luôn nhớ nghĩ đến việc sinh về Tịnh độ của Phật A di đà.

Thông qua 7 phần của buổi lễ: Tụng kinh, Trì danh, Giảng diễn, Hành đạo, Sám hối, Phát nguyện và Xướng tán. Mục đích chủ yếu là khai thị, cầu cho các vong linh, hương linh chân tín thiết nguyện” (tin chân thật, nguyện thiết tha) về thế giới Cực lạc phương Tây, nhờ chuyển đổi tâm, thành kính thiết tha với ba ngôi Tam Bảo mà vĩnh viễn ra khỏi biển nghiệp mênh mông mờ mịt.

Đồng thời cũng nhắc nhở người tại tiền chuyên tâm tu trì. Nhờ sức tu tập, chân tín thiết nguyện của tự thân mà tự thân được an lạc, làm cầu nối để khai thị cho người chưa tin hiểu pháp môn Tịnh Độ cũng như trợ duyên cho người đã khuất.

Cụ thể:

1./ Thời thứ 1: Khai thị cho người còn kẻ mất hiểu rõ rằng: Chúng sinh sở dĩ chịu khổ vô tận là từ tham dục mà ra, tham dục lại do quên mất tự tính, vọng tưởng lăng xăng mà có. Muốn lìa khổ được vui, sinh về Tịnh độ thì phải có đầy đủ 3 điều kiện là tín, nguyện và hành. Bởi vậy, hành giả phải có lòng tin sâu xa, nguyện vọng tha thiết và xưng niệm danh hiệu của đức Phật A di đà, tâm không tán loạn, lúc lâm chung tâm không điên đảo thì chắc chắn được vãng sinh Cực lạc Tịnh độ của Phật A di đà.

Đại đức Thích Trí Quang khai thị

2./Thời thứ 2: Chỉ bảo cho hành giả biết rằng tâm, Phật và chúng sinh không sai khác nhau, hiển bày Tịnh độ duy tâm, Di đà tự tánh. Nhưng sáu căn mê lầm, chấp Vọng bỏ Chân, cho nên lăn lộn trong 4 loài. Để tẩy sạch nghiệp nhơ, tăng trưởng căn lành, xả bỏ các duyên nghiệp thì cần phải phát lộ sám hối.

Đại đức Thích Trí Quang phát lồ sám hối

3./Thời thứ 3: Khai thị cho hành giả biết công đức của việc niệm Phật. Khi hành trì niệm Phật cũng như chúng ta đang mài bén thanh gươm trí tuệ, chặt đứt mọi mê tâm, phiền não đang cột trói, sai xử chúng ta lầm đường lạc lối. Nên hãy siêng trì niệm để dứt sạch não phiền.

Hướng về thế giới Tây phương Cực Lạc, về đức Phật A-Di-Đà, chúng ta phải phát khởi tâm nguyện như vậy. Tâm nguyện như vậy là tâm nguyện chân thật, niềm tin như vậy là niềm tin chân thật. Có đầy đủ tâm nguyện và niềm tin chân thật, như vậy là có đủ điều kiện được vãng sinh.

Công phu nói cho đến chỗ rốt cùng chỉ là một câu, buông xả được hết. Nhìn thấu suốt, là hiểu rõ được chân tướng sự thật. Buông xả hết, là không ôm giữ bất cứ điều gì trong lòng. Trong lòng chỉ có duy nhất đức Phật A-di-đà, ngoài Phật A-di-đà ra không còn gì khác, hết thảy mọi thứ đều buông xả. Công phu như vậy thì người ấy sẽ vãng sinh vào phẩm vị cao.

Đại đức Thích Trí Quang  làm Sám chủ buổi lễ Trung Phong tam thời hệ niệm

Sau pháp hội là bài giảng của ĐĐ.TS Thích Trí Huệ - UVTT Ban Hoằng Pháp TƯ GHPGVN - Trụ Trì chùa Tân Khánh, với chủ đề "Niệm Phật Nhất Tâm - Vãng Sanh Cực Lạc". 

ĐĐ.TS Thích Trí Huệ - UVTT Ban Hoằng Pháp TƯ GHPGVN - Trụ Trì chùa Tân Khánh chia sẻ pháp thoại

Cuối thời thuyết giảng, chương trình "Vui Tết đoàn viên" phát quà Trung Thu và trao tặng những phần bánh, đèn lồng, tập vở đến các em thiếu nhi trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre nhân lễ hội Trăng Rằm Trung Thu.

Tin & Ảnh: Ban TT-TT chùa Pháp Tạng và chùa Tân Khánh

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online