Bình Định: Thời khoá tu học trong ba tháng An cư cấm túc của TNS Trường TCPH Bình Định

Nghe đọc bài:

 

PSO - Theo thời gian ấn định của Ban Giám hiệu trường TCPH Bình Định, gần 300 hành giả an cư là Tăng Ni sinh khoá X khép mình trong ba tháng mùa hạ, an cư cấm túc tại hai trụ xứ: chư Tăng tại tu viện Nguyên Thiều, chư Ni tại cư xá Ni.

Nếp cũ đã in tự bao khoá, Bản trường không chỉ đào tạo các thế hệ kế thừa có nền tảng giáo lý vững chắc. Mà hơn hết, chư Tôn đức luôn mong mỏi các Tăng Ni sinh là một vị tu sĩ có phẩm hạnh, có giới đức, giới luật trang nghiêm, điều rất cần thiết trong thời buổi hiện tại. Vì vậy, “pháp học đi đôi với pháp hành”, chư Tôn đức Ban Giám hiệu đã điều chỉnh khung chương trình học để đảm bảo các thời khoá tu tập trong mùa An cư, đem những gì đã tiếp nhận từ chư Tôn đức truyền thụ áp dụng vào công phu hành trì tu tập.

 

Thức dậy lúc 3h30 sáng, công phu, chấp tác, học tập, quá đường, kinh hành, tụng kinh, trì chú, ngồi thiền, chỉ tịnh lúc 22h là những pháp học pháp tu đan xen diễn ra trong một ngày và đều đặn suốt 3 tháng mùa hạ. 

An cư ba tháng mùa mưa là một truyền thống cao đẹp của cộng đồng Tăng lữ Phật giáo. Theo kinh Điển Tôn thuộc Trường A-hàm, ba tháng mùa mưa là thời gian thích hợp nhất cho sự tu tập, hạ thủ công phu để có được những tiến bộ tâm linh, chứng đắc Thánh quả.

 

Lợi ích lớn lao nhất mà hành giả an cư nhận được chính là lợi ích tinh thần. Đó là cùng sống chung an lạc, hòa hợp trong lý tưởng thánh thiện cao cả hướng đến mục đích đoạn tận phiền não, chứng đắc Niết-bàn; các Tỳ-kheo được kết nối với nhau bằng giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa để trở thành một tập thể thống nhất, thanh tịnh, tạo nên sức mạnh của Tăng-già. Chính sức mạnh này biểu hiện sức sống cụ thể và hưng thịnh của Chánh pháp.

Quá đường sáng trong tập thể tăng già hòa hợp và thanh tịnh.

 

‘Quá đường’ là một nghi thức dùng cơm của chư Tăng Ni trong ba tháng an cư kiết hạ. Từ Quá đường xuất phát từ Trung Quốc, để chỉ một trong những phương thức sinh hoạt của chư Tăng Ni trong các tu viện. Điều này có sự khác biệt với việc cầm bát đi khất thực của Tăng đoàn Ấn Độ. Khi đức Thế Tôn còn tại thế, hàng năm chư Tăng Ni an cư vào mùa mưa, tất cả đều trở về sống chung trong các tinh xá (chùa). Trong thời gian này, chư Tăng Ni không đi khất thực, đã có thiện nam, tín nữ, đến tại trú xứ “để bát” và lo tứ sự cúng dường. Từ đó, ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, trong chốn tòng lâm, y theo thanh quy thường ngày, lúc dùng cơm thì từ Phương trượng cho đến Sa di đều vào Trai đường dùng cơm, gọi là ăn quá đường. Trước khi dùng cơm, tất cả cùng nghe chuông niệm Phật cúng Quá đường, sau đó yên tĩnh dùng cơm. Ăn cơm xong lại đồng thanh niệm Phật kết thúc buổi Quá đường và rời Trai đường.

Theo từ điển Phật học Huệ Quang định nghĩa: “Quá đường, còn gọi là Thượng đường hay Phó đường, nơi Tăng chúng đến thọ thực mà tâm không tham”.

Thiền hành chánh niệm vào trai đường trưa của trụ xứ Cư xá Ni

Kinh hành sau giờ Quá đường
Chấp tác mỗi sáng sau giờ thọ thực sáng
Chấp tác cũng là một pháp môn tu khi hành giả có chánh niệm trong từng hành động của mình
Bàn tay tập bài từ ái - Chia vui nếp sống tịnh thường
Không khí giờ lên lớp của TNS trường TCPH Bình Định
Thượng tọa Hiệu Trưởng kiểm tra kiến thức cũ đến các Tăng Ni sinh. “Ôn cố tri tân”, nhờ vậy các Tăng Ni đều ý thức được bổn phận trách nhiệm của mình trước khi lên lớp.
Thượng tọa Hiệu trưởng đang giảng dạy học phần môn Phật Pháp căn bản- một học phần xuyên suốt ba năm học.
Đại đức Thích Thị Thuận đang truyền thụ giáo lý phân môn kinh Thập Thiện nghiệp đạo.
Thời gian này cũng là giai đoạn gấp rút chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi cuối học kỳ II năm học thứ nhất của TNS khóa X sắp tới.
Thời khóa trì kinh Pháp Hoa lúc 8h sáng
Thời khóa tọa thiền mỗi tối trước khi kết thúc một ngày tu học
Thượng tọa Thích Đồng Kỳ - Tổng Quản chúng tọa thiền cùng các Tăng sinh

Tin: Nhuận Mến

Ảnh: Bổn Dũng, Tường Nghiêm

Download Android Download iOS
Hà Giang: Phật giáo Vĩnh Long tặng 4 căn nhà và hỗ trợ hơn 500 triệu đồng đến đồng bào huyện Xín Mần bị ảnh hưởng mưa lũ

Trong hai ngày 17 và 18/10/2024, phái đoàn BTS PG tỉnh Vĩnh Long, do HT.Thích Lệ Lạc, UV HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, làm Trưởng đoàn đã đến thăm và tặng 4 căn nhà cùng hơn 500 triệu đồng đến đồng bào và hoc sinh xã Pà Vầy Sủ huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang

Bình Định: Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân

PSO - Chiều ngày 21/10, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân (chùa Viên Giác, xã Ân Tường Tây) Hội LHTN Việt Nam huyện và Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2025; Chương trình phối hợp giữa Hội LHTN Việt Nam huyện và Ban Trị sự GHPGVN huyện Hoài Ân nhằm thực hiện Chương trình phối hợp

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online