Bình Dương: Bế mạc Hội thảo Khoa học Phật giáo Cổ truyền Việt Nam

PSO – Chiều ngày 16/6/2020 (nhằm ngày 25/4 nhuận năm Canh Tý), Ban Tổ chức Hội thảo Khoa học “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc” diễn ra lễ Bế mạc tại Trung tâm Văn hoá tượng Phật Niết bàn chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Quang lâm chứng minh buổi lễ có sự hiện diện của: HT.Thích Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư ký HĐTS, Chánh Văn phòng II TƯGH, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, Phó ban Tổ chức (BTC) Hội thảo; HT. Thích Nhật Ấn – Ủy viên Hội đồng Trị sự (HĐTS), Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. HCM, đồng Trưởng BTC Hội thảo; HT. Thích Minh Thiện – Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Hoằng pháp TƯ, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An; TT. TS. Thích Đồng Bổn – Phó Viện trưởng VNCPHVN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu PGVN, Phó trưởng BTC Hội thảo; HT.Thích Thiện Duyên – Ủy viên Hội đồng Trị sự (HĐTS), Phó ban Thường trực BTS kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bình Dương; TT. Thích Huệ Khai – Ủy viên HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai; HT. Thích Huệ Cảnh, HT. Thích Huệ Xướng – đồng Giáo phẩm Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; HT. Thích Chơn Không – Phó ban Hướng dẫn Phật tử TƯ, Trưởng Phân ban Cư sĩ Phật tử; TT. Thích Phước Nguyên – Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Văn phòng II TƯ GHPGVN; cùng chư Tôn Thiền đức Tăng Ni BTS Phật giáo tỉnh Bình Dương, các tỉnh, thành đồng tham dự.

Về phía đại diện Viên Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam có sự tham dự của: PGS. TS Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; PGS. TS Nguyễn Hồng Dương – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn Giáo; Ông Trần Đức Thịnh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương;  PGS. TS. Hoàng Thị Thơ – Cán bộ Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Phó BTC Hội thảo; TS. Vũ Thị Hà – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Phó BTC Hội thảo; các nhà nghiên cứu thành viên Viện, quý đại biểu quan khách và Phật tử cùng tham dự. 

Toàn thể hội chúng lắng nghe sự đúc kết về 03 chủ đề Hội thảo: PGS. TS Chu Văn Tuấn tóm tắt đúc kết về chủ đề “Hành trạng của chư Tôn đức Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc” có tất cả 19 đề tài tham luận, các vị giáo sư, chư Tôn đức chủ tọa và các đại biểu tham dự tại hội trường 1, lắng nghe tóm lượt về hành trạng, bối cảnh lịch sử và sự hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, trọng tâm xoay quanh sự ra đời của Hội Lục hòa Liên xã vào thế kỷ XX, những tổ chức tiền thân của Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam (GHPGCTVN) và thành lập Phật giáo Cổ truyền theo bối cảnh lịch sử nhà Sư yêu nước cùng nhân dân giải phóng dân tộc.
PGS. TS Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo tóm tắt đúc kết chủ đề 1 của Hội thảo

PGS. TS Nguyễn Hồng Dương, đại diện chủ tọa đoàn nhóm Hội thảo chủ đề 2: “Những đóng góp của Phật giáo Cổ truyền Việt Nam cho Đạo pháp và Dân tộc”, các học giả, nhà nghiên cứu đã gửi đến Ban Tổ chức các đề tài là 17 bài tham luận, trọng tâm diễn giảng các vấn đề tinh thần nhập thế của GHPGCT Việt Nam của HT. Thích Thiện Pháp – Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GPGVN, Trưởng ban Tăng sự TƯ; nội dung sự đóng góp của GHPGCT Việt Nam trong công cuộc thống nhất Phật giáo Việt Nam vào năm 1981 của TT. TS. Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN. Tại hội thảo này, các học giả đại biểu đã tâm đắc về bài tham luận của HT. Thích Huệ Xướng – Giáo phẩm Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam nội dung sự khác biệt về bản chất của GHPGCT Việt Nam và Giáo hội cổ Sa môn, vai trò của Phật giáo Hội Lục hòa Tăng và Tổ đình Hội Khánh tại Bình Dương.

PGS. TS Nguyễn Hồng Dương – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn Giáo tóm tắt đúc kết chủ đề 2 của Hội thảo

Về chủ đề 3, PGS. TS. Hoàng Thị Thơ trình bày chi tiết về 17 bài tham luận được chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội, chư Tôn đức thuộc Hệ phái Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và các học giả nghiên cứu về Hội thảo Khoa học lần này, về đề tài “Thân thế, sự nghiệp chư Tôn đức lãnh đạo tiêu biểu của GHPGCT Việt Nam qua các thời kỳ”. Ở đề tài này, các nhà nghiên cứu trình bày về hành trạng chư Tôn đức GHPGCTVN sự đóng góp trí tuệ, lãnh đạo cùng nhau hướng đến hợp nhất thành một Giáo hội chung. Các Ngài vì lòng yêu nước, cùng nhân dân đấu tranh chống lại cái ác, bất công đã làm tổn thương đến Đạo pháp và Dân tộc. Với vai trò của người Tu sĩ thời bấy giờ, các Ngài đã thành lập các tổ chức, như Hội Lục hòa Liên xã, Hội Lục hòa Tăng, Hội Lục hòa Phật tử; thống nhất các tổ chức và đường hướng hành đạo. Điển hình tiêu biểu chư Tôn đức lãnh đạo có uy tín và đóng góp cho Đạo pháp – Dân tộc như: Cố HT. Thích Thiện Hương, HT. Thích Huệ Thành, HT. Thích Minh Đức, HT. Thích Minh Tịnh, HT. Thích Trí Tấn, HT. Thích Bửu Ý, HT. Thích Từ Vân.v.v…Và có những vị đã dấn thân thầm lặng như Cố HT. Thích Hiển Pháp (TP. HCM), HT. Thích Trí Tâm (Khánh Hòa) cho sự nghiệp phụng sự đạo pháp, yêu nước, đấu tranh với phương châm giải phóng dân tộc và hình thành thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981.

PGS. TS. Hoàng Thị Thơ – Cán bộ Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Phó BTC Hội thảo tóm tắt đúc kết chủ đề 3 của Hội thảo

Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư Ký HĐTS, Chánh Văn phòng II TƯGH, Phó Trưởng ban Tổ chức Hội thảo, đại biện Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, phát biểu đúc kết Hội thảo Khoa học về Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, tri ân đảnh lễ chư Tôn đức Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, quý Giáo sư Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện nghiên cứu Hàn lâm KHXH Việt Nam và các học giả đã viết, gửi gần 60 bài tham luận với 03 chủ đề nói về lịch sử hình thành GHPGCT Việt Nam và những đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc, quý vị đã nêu cao, xiển dương tinh thần phụng sự yêu nước của chư vị tiền bối thuộc Hệ phái Phật giáo Cổ truyền được hình thành và phát triển (1963 – 1981).

Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Tổng Thư Ký HĐTS, Chánh Văn phòng II TƯGH, Phó Trưởng ban Tổ chức Hội thảo phát biểu đúc kết

Những vị hàng hậu học Phật giáo Cổ truyền Việt Nam sẽ học tập tấm gương với phương châm yêu nước, phụng sự đạo đời và trên tinh thần đạo đức cùng nhau hướng đến sự kết hợp các hệ phái thống nhất, ý chí và hành động mà chư vị tiền bối dày công xây dựng nên một Giáo hội Phật giáo Việt Nam, luôn đồng hành cùng dân tộc hướng đến Chủ nghĩa Xã hội.

Hội thảo Khoa học Phật giáo Cổ truyền Việt Nam “Lịch sử hình thành Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam và sự đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc” đã khép lại trong sự hoan hỷ, trang nghiêm và đoàn kết.

Xin gửi đến quý đọc giả một số hình ảnh ghi nhận được: 
Niệm Phật cầu gia hộ
Đại đức Thích Tuệ Nhật – điều phối chương trình buổi lễ
Quang cảnh lễ bế mạc

Rong Chơi – An Mai

The post Bình Dương: Bế mạc Hội thảo Khoa học Phật giáo Cổ truyền Việt Nam appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.  
Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi đến chùa Kỳ Quang II tìm gặp, sư trụ trì Thích Thiện Chiếu tiếp đón tôi khi trên tay vẫn cầm vòi xịt nước, Sư đang vệ sinh chùa. Dù đã 76 tuổi nhưng Sư Thiện Chiếu vẫn dậy sớm, đều đặn mỗi ngày dọn dẹp vệ sinh ở từng ngóc ngách trong chùa. Sư Thiện Chiếu về trụ trì chùa Kỳ Quang II từ năm 1975. Chùa lúc đó còn khá nhỏ, lại nằm trong k

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online