Bình thuận: Trang nghiêm nghi thức trì bình khất thực nhân Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32

Nghe đọc bài:

PSO - Thuộc khuôn khổ Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32, tổ chức tại Tịnh xá Trúc Lâm (xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), sáng ngày 18/10/2023 (nhằm ngày 04/09 Quý Mão), các hành giả tham dự đã trang nghiêm thực hiện nghi thức trì bình khất thực trước giờ khai mạc khóa tu.

Theo đó, 105 Hành giả tham dự khóa tu đã vân tập nơi đạo tràng Tịnh xá Trúc Lâm, dưới sự hướng dẫn của HT. Giác Pháp - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Tri sự Trưởng Giáo đoàn 5, Phó Trưởng ban kiêm Giám luật khóa tu, trang nghiêm khởi từng bước chân khoan thai, chánh niệm, thực hiện hạnh khất thực.

Khất thực còn gọi là đi bình bát hay trì bát, là thực hành chính mạng thanh tịnh. Pháp Khất thực do Phật truyền cho các đệ tử xuất gia phù hợp với nguyên lý Trung đạo, tránh xa hai cực đoan: Thứ nhất là tránh xa sự sung sướng thái quá, qua việc ăn thực phẩm do người đời cúng dường; thứ hai là tránh xa sự khổ hạnh thái quá, qua chiếc bát đựng đồ ăn vừa đủ dùng.

Như Đức Tổ sư Minh Đăng Quang dạy trong Chơn lý: “Lẽ xin là chơn lý của vũ trụ, mà chúng sanh, kẻ thì xin vật chất để nuôi thân, người thì xin các pháp để nuôi trí, ai ai cũng đều là kẻ xin cả thảy”. Qua đó, Ngài khẳng định, pháp môn khất thực là Chánh đạo thứ năm trong Bát chánh đạo, đó là Chánh mạng đạo: nuôi mạng một cách chơn chánh. Cũng bởi vậy, hạnh khất thực được Hệ phái Khất sĩ gìn giữ như một truyền thống và duy trì thực hành trong các dịp lễ quan trọng cho đến ngày nay.

Người hành hạnh khất thực theo đó cũng có nhiều lợi ích: Tâm trí được rảnh rang, ít phiền não; Không bận rộn tâm và thân để kiếm kế sinh nhai; Đoạn trừ tâm kiêu căng ngã mạn; Đoạn trừ lòng tham, không thể tham ăn ngon và ăn nhiều vì ai cho gì ăn nấy, không thể chọn lựa, thức ăn chỉ đầy bát chớ không nhiều hơn nữa, tránh khỏi sự thâu trữ vật thực tiền của; Có nhiều thì giờ tu hành.

Ngoài ra, vị Tỳ-kheo khất thực còn mang lại nhiều lợi ích cho chúng sinh. Có thể kể đến như: Tạo cơ duyên cho người bố thí đoạn trừ lòng tham, tức là tạo phước duyên cho họ; Tạo cơ duyên giáo hoá chúng sinh; Nêu gương sống giản dị làm cho người đời bớt tham đắm của cải.

Cùng ngày, vào lúc 10g30 là lễ cúng dường trai ngọ đến chư Tôn đức giáo phẩm và chư vị hành giả của các miền Tịnh xá thuộc Giáo đoàn 2.

Được biết, Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32, do Giáo đoàn 2 đăng cai tổ chức, tại đạo tràng Tịnh xá Trúc Lâm (xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), diễn ra trong 7 ngày (từ mùng 04 đến ngày 11/09 Quý Mão), với tổng số 105 hành giả tham dự.

 

Một số hình ảnh nghi thức trì bình khất thực:

 

Một số hình ảnh của buổi cúng đường - thọ trai:

Ban TTTT Hệ phái Khất sĩ

Download Android Download iOS
Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4000 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024 với hơn 4000 Phật tử tham dự

Sáng ngày 22/12/2024, vòng thi cấp thành phố của Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, với sự tham dự của 4.403 Phật tử đến từ TP.Thủ Đức và 20 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online