BR-VT: “Giới học Đại thừa” do HT. Thích Thái Hòa thuyết giảng kết thúc lớp Bồi dưỡng Luật học năm 2024

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 25/9/2024 (nhằm ngày 23/8 năm Giáp Thìn), đáp lời thỉnh cầu của Phân ban Ni giới Trung ương, Hòa thượng Thích Thái Hòa, trụ trì chùa Phước Duyên (thành phố Huế) đã quang lâm Ni viện Thiện Hòa (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) truyền trao giáo nghĩa “Giới học Đại thừa” cho chư Ni lớp Bồi dưỡng Luật học do PBNG TƯ tổ chức. Hôm nay cũng là ngày học cuối cùng kết thúc khóa học từ ngày 19 - 23/8/Giáp Thìn.

Hòa thượng cho rằng Giới pháp Đại thừa bắt nguồn từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nghĩa là giới pháp Đại thừa có mặt ngay khi đức Thế Tôn chứng Tam minh thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chứ không phải xuất hiện thời gian sau này như một số học giả đã nhận định. Thông tin này được xác quyết trong Giới kinh Phạm Võng: Thuở ấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lúc mới thành đạo Vô thượng chánh giác trong khi ngồi dưới cội Bồ đề, Ngài bắt đầu kiết Bồ tát Giới”, Giới pháp Đại thừa được tuyên bố đêm đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, Giới pháp đó chính là Ba La Đề Mộc Xoa. 

Ba La Đề Mộc Xoa có 2 nghĩa:

  - Biệt giải thoát: Giới có khả năng tháo gỡ các niệm bất thiện và đi đến giải thoát, giới nào được hành trì thì niệm bất thiện thuộc Giới ấy được tháo gỡ.

  - Bảo giải thoát: Giới bảo chứng cho đời sống giải thoát.

Đây được xem là lần thứ nhất đức Phật thuyết giới.

Theo Hòa thượng, lần thứ hai đức Phật nói Giới là lần chuyển pháp luân tại vườn Nai, hóa độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như. Tại đây, đức Phật tuyên bố: “Hãy gọi Ta là Như Lai” vì Như Lai mới là sống trọn vẹn với đạo, vì Như Lai là nền tảng của Giới, tất cả các Giới từ Như Lai mà thiết lập. Như Lai là nền tảng của mọi trí tuệ. Như Lai từ đâu mà biểu hiện? Như Lai từ nơi Như Lai tàng tính mà biểu hiện, chính là Phật tính, là bản nguyên tâm địa. Giới pháp Đại thừa từ nơi Như Lai mà thành tựu, biểu hiện và tác thành.

Cũng tại vườn Nai, đức Phật dạy 5 anh em ông Kiều Trần Như từ bỏ hai cực đoan ép xác khổ hạnh và buông lung trong các dục, thực hành Trung đạo. Trung đạo đây chính là Giới. Tu tập, đứng nơi trọng điểm, không bị lệch bên này bên kia sẽ đến đích. Thanh văn hay Bồ tát giới đều lấy Trung đạo làm nền tảng. Trung đạo cũng chính là Bát chánh đạo là con đường được tạo nên bởi tám yếu tố.

Lần thứ 3, đức Phật nói Giới Luật tương đối rõ ràng. Theo Tứ Phần Luật, đức Phật chế các học giới vào năm thứ 13.

Bài kệ căn bản của giới là “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo”. Giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh là đi trên con đường chư Phật quá khứ đã đi, chư Phật hiện tại đang đi và chư Phật vị lai sẽ đi.

Ý nghĩa của Giới học Đại thừa là Giới pháp vô tận, vô tận đối với thời gian, không gian và với mọi chủng loại chúng sanh; là pháp thuộc về tâm thọ nên khi hành giả thọ giới phải phát bồ đề tâm mới thành tựu Giới thể. Nói Giới pháp Đại thừa là giới pháp thành tựu vô lượng công đức bởi vì Giới pháp đại thừa thành tựu từ hai chất liệu trí tuệ và từ bi và từ nơi ba đức mà thành tựu: Đoạn đức, Trí đức và Ân đức. 

Giới pháp Đại thừa có ý nghĩa là giới pháp bản nguyên vì có đầy đủ chất liệu: tự tính thanh tịnh, tính bình đẳng tâm, đầy đủ tam tụ tịnh Giới. Đại thừa Bồ tát giới gọi là Cụ túc Giới đầy đủ Tam tụ tịnh Giới. Quan trọng hơn, tu tập Nhiếp luật nghi giới sẽ thành tựu Pháp thân Phật, tu tập Nhiếp thiện pháp giới thành tựu Báo thân và tu tập Nhiêu ích hữu tình giới thành tựu Thiên bá ức hóa thân Phật.

Bên cạnh đó, Hòa thượng còn phân tích và giải thích 9 tướng loại của Bồ tát Giới cho chúng học Ni tường tận.

Cuối lời, Hòa thượng dặn dò, Đại thừa Giới lấy chúng sanh làm gốc, lấy tâm đại bi làm thể, cho nên, là người con Phật thì chúng ta phải dấn thân đóng góp dù chỉ là hạt cát, có như vậy mới xứng đáng là con dòng Thích tử.

Ngày học cuối cùng khép lại cũng là giờ phút kết thúc khóa học Bồi dưỡng Luật học trong 5 ngày sau lời cảm tạ chân thành, tha thiết, sâu sắc từ Ni trưởng Thích Nữ Như Như. Ni trưởng bày tỏ lòng chí thành biết ơn đối với Hòa thượng vì đàn hậu học Ni mà không quản đường xa nhận lời kiền thỉnh của Ni giới. Thay mặt đại chúng, Ni trưởng thể hiện sự quyết tâm y giáo phụng hành những điều học được từ Hòa thượng ngày hôm nay.

“Giới pháp trang nghiêm

Thiên hạ nhân gian hàm cung kính

Thiền môn nghiêm tịnh

Đông tây kim cổ cộng quy y”

Lớp Bồi dưỡng Luật học năm 2024 do Phân ban Ni giới Trung ương tổ chức trong 5 ngày từ 21 - 25/9/2024 (nhằm ngày 19 - 23/8/Giáp Thìn) tuyên bố Bế mạc trong niềm hân hoan pha lẫn cảm xúc lưu luyến của Đại chúng. Ni trưởng Thích Nữ Nhật Khương, Trưởng ban Tổ chức một lần nữa bày tỏ niệm tri ân đến Ni trưởng trụ trì Ni viện Thiện Hòa, đạo hiệu Thích Nữ Như Như cùng chư Ni chúng tại bổn tự. Đồng thời, Ni trưởng kính gửi lời vấn an sức khỏe đến chư Tôn đức lãnh đạo PBNG các tỉnh, thành vì bệnh duyên không thể đến tham dự lớp học. 

Cuối cùng, Ni trưởng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể sự có mặt của gần 500 học Ni đến từ 54 tỉnh, thành đã góp phần cho sự thành công của Lớp học. 

Tin, ảnh: Định Tâm Hương - Trung Thắng

Download Android Download iOS
[Video] Lào Cai: GHPGVN hỗ trợ nhà ở và trao quà cho bà con tại vùng lũ

PSO - Với tinh thần từ bi của đạo Phật, truyền thống tương thân tương ái của Dân tộc Việt Nam, thực hiện Thông bạch vận động cứu trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 của GHPGVN, ngày 08/10/2024, phái đoàn Trung ương GHPGVN đã đến thăm, tặng quà hỗ trợ xây nhà cho bà con đồng bào bị ảnh hưởng do bão lũ tại Ủy ban MTTQVN tỉnh Lào Cai.

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Bình Phước: Trao yêu thương đến đồng bào dân tộc S'tiêng thôn Hai Căn

Chiều ngày 07/10/2024 (ngày 5 tháng 9 Giáp Thìn), tại khu tái định cư 119, Ban Trị sự Phật giáo huyện Bù Gia Mập phối hợp cùng mái ấm Thiện Duyên và Salon tóc Tâm râu (huyện Củ Chi, TP.HCM) đã thực hiện chương trình trao 100 phần quà trị giá 50 triệu đồng.

Hà Nội: Chùa Quán Thế Âm tổ chức khoá tu mùa Thu “Tìm chút bình yên”

PSO - Tại chùa Quán Thế Âm (Sóc Sơn, Hà Nội) đã diễn ra hai ngày khoá tu mùa Thu từ ngày 5 - 6/10/2024 với chủ đề “Tìm chút bình yên“ cho 200 bạn sinh viên đến từ các trường Đại học khác nhau do sư Thầy Thích Diệu Quang - Trụ trì chùa Quan Thế Âm tổ chức.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online