Cần Thơ: Đại lễ tưởng niệm 715 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 13/12/2023 (nhằm ngày 01 tháng 11 năm Quý Mão), Thường trực BTS GHPGVN TP. Cần Thơ trang nghiêm tổ chức Đại lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ).

Quang lâm tham dự có: HT. Thích Giác Nhường, Phó Pháp chủ kiêm giám luật HĐCM GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ; HT. Thích Thiện Tài, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP; TT. Thích Bình Tâm, Uỷ viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP; HT. Thích Thiện Huệ, Uỷ viên Dự khuyết HĐTS, Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự GHPGVN TP; HT. Thích Thiện Thông, Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Nghi lễ GHPGVN TP; HT. Mai Xe, Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP; TT. Thích Minh Thông, Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban TTXH GHPGVN TP; TT. Thích Minh Phú, Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Kiểm soát GHPGVN TP; HT. Thích Giác Điệp, TT. Thích Đức Toàn, nguyên Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP; NT. Thích Nữ Diệu Ngộ, Cố vấn PBNG TƯ, Chứng minh PBNG GHPGVN TP; NT. Thích Nữ Như Minh, NT. Thích Nữ Mãnh Liên, NT. Thích Nữ Như Tâm, NT. Thích Nữ Như Nhẫn đồng Chứng minh PBNG GHPGVN TP; NS. Thích Nữ Như Hương, Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng PBNG Phật giáo TP; NS. Thích Nữ Chơn Như, Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Kinh tế tài chánh GHPGVN TP; chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện và gần 1000 Phật tử về tham dự.

Tham dự lễ tưởng niệm còn có ông Nguyễn Trung Nhân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch UBMTTQVN TP. Cần Thơ; Đại tá Ngô Công Đô, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự TP; ông Đoàn Văn Hiếu, Phó Trưởng ban Tôn giáo Sở Nội vụ TP; Thượng tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Trưởng phòng An ninh Nội địa Công an TP; ông Trần Lê Bình, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy huyện Phong Điền; ông Lê Hoàng Dũng, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo các ban ngành huyện Phong Điền, các phường xã trên địa bàn huyện cùng tham dự. 

TT. Thích Minh Phú cung tuyên tiểu sử Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tại buổi lễ TT. Thích Minh Phú cung tuyên tiểu sử Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngài tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.

Về Phật pháp, Ngài học đạo với Tuệ Trung Thượng Sĩ, được Thượng Sĩ hết lòng hướng dẫn và trao đổi những yếu nghĩa Thiền tông. Ngài tâm đắc nhất là câu: “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Quan sát lại chính mình đó là bổn phận, không do người khác làm được) và tôn thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ làm Thầy. Ngài thường tới lui chùa Tư Phúc trong kinh thành để tụng kinh, tọa thiền, lễ bái Tam bảo.

Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị vua lãnh đạo toàn quân Đại Việt 2 lần đánh tan đế quốc Mông Nguyên (năm 1285 và 1288). Khi đất nước thanh bình, dân chúng an cư lạc nghiệp, Ngài đã củng cố triều đình, phủ dụ, đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước trong thời hậu chiến. Sau khi hoàn thành trách nhiệm vẻ vang với dân tộc, năm 1299, ngài đã về Yên Tử xuất gia tu Phật, thống nhất 3 thiền phái Phật giáo Việt Nam, sáng lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, với tư tưởng “Hòa quang đồng trần”, “Cư trần lạc đạo”; xây dựng một nền Phật giáo nhập thế yêu nước, tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam xuyên suốt của Phật giáo Việt Nam cho đến tận ngày nay. Trước khi nhập Niết-bàn, ngài đã để lại bài kệ “Pháp thân thường trụ” nổi tiếng.

Trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã để lại cho hậu thế kho tàng pháp bảo vô cùng quý báu như: Nhân Tông thi tập, Đại Hương Hải Ấn thi tập, Tăng già toái sự, Thạch thất mỵ ngữ, Trung hưng thực lục, Truyền đăng lục…

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị Hoàng đế anh minh, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. Người sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.

Đại lễ tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn là dịp để chư Tăng ni trong Giáo hội phật giáo Việt Nam, giới phật tử và xã hội chiêm ngưỡng và hiểu biết hơn về thời đại nhà Trần hào hùng trong lịch sử với vị Vua - Phật đại diện cho ý chí vươn lên và sự thống nhất của đất nước. Đức vua Trần Nhân Tông là vị Tổ sư để lại cho đời sau sự nghiệp hành đạo sáng chói, kết hợp hài hòa giữa vai trò của một nhà vua và một nhà tu hành, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc.

TT. Thích Bình Tâm tuyên đọc lời tưởng niệm

TT. Thích Bình Tâm tuyên đọc lời tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông của TƯ GHPGVN với tấm lòng thành: “Nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý Đạo nhà, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh Non thiêng Phật Tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở.

Đồng thành kính nguyện thực hành: Giữ gìn tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc, độc lập Tổ quốc; nêu cao tinh thần phóng khoáng, bao dung trong cộng đồng dân tộc và xã hội, đoàn kết các Tôn giáo, để cùng tồn tại và phát triển, thực hiện hữu hiệu phương châm “Tốt đời đẹp Đạo”, duy trì truyền thống dân tộc, tự lực, tự cường, phát huy nội lực, đồng nhờ ngoại lực để phát huy Đạo giáo và đất nước phồn vinh, văn minh tiến bộ; tạo dựng một Thiên đường, Cực lạc tại nhân gian trong lòng người, bằng triết lý Thiền là Sống, là Tâm Từ bi chan chứa mọi loài, trong kiếp hiện tại và mai sau của Trần thế, thực hành Bồ tát đạo.”

Ông Đoàn Văn Hiếu phát biểu

Đại diện lãnh đạo TP. Cần Thơ, ông Đoàn Văn Hiếu phát biểu ý kiến nhân lễ tưởng niệm 715 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, ông cho biết, Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt từ rất sớm, tính đến nay đã hơn 2000 năm lịch sử. Ngay từ buổi đầu du nhập, với tinh thần từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được đông đảo người dân Việt Nam đón nhận. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần hòa hợp, cứu khổ độ sinh, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã chứng minh, Phật giáo Việt Nam luôn có những con người phụng sự vì đạo pháp, vì dân tộc, làm lợi ích cho đất nước, giàu đẹp cho quê hương. Trải qua các thời kỳ phát triển của đất nước, lịch sử đã ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí vì Quốc gia, Dân tộc. Đặc biệt, đất nước ta mãi mãi ghi nhớ công lao của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngài đã thi hành nhiều chính sách vì dân, thân dân, chăm lo cho dân chúng, lấy đức mà trị, lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quốc gia hòa bình, thịnh trị. Khi đất nước thái bình, Ngài nhường ngôi từ bỏ giàu sang, quyền quý, tìm đến nơi non cao Yên Tử đề học Phật, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm, một dòng Thiền riêng của Phật giáo Việt Nam và phát triển hưng thịnh tới ngày hôm nay. Ông ghi nhận những đóng góp của GHPGVN nói chung và Phật giáo Cần Thơ nói riêng trong quá trình đồng hành xây dựng và phát triển đất nước, lợi đạo ích đời, xứng đáng là một tôn giáo của sự từ bi và trí tuệ với giáo lý vô ngã, vị tha, cứu khổ độ sinh.

Trong không khí trang nghiêm, chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo giáo hội, chính quyền các cấp và toàn thể Phật tử thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, khép lại buổi lễ thành tựu viên mãn.

ĐĐ. Thích Thiện Hậu dẫn chương trình

Thực hiện: Được Huỳnh – Tường Huy 

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online