PSO- Nhận lời cầu thỉnh của Ni sư Thích Nữ Như Hương, Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng Phân ban Ni giới Phật giáo TP.Cần Thơ, Thiền chủ trường Hạ chùa Liễu Thành (xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ) sáng ngày 21/7/2023, Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nghiêm, Phó Phân ban Ni giới trung ương đặc trách khu vực Tây Nam Bộ, Phó Ban Trị sự kiêm Trưởng Phân ban Ni giới tỉnh Tiền Giang, đã có có thời thuyết giảng về “Yết ma yếu chỉ” đến chư Ni trường Hạ.
Tại buổi giảng dạy, bằng ngôn từ bình dị Ni trưởng đã chia sẻ và triển khai về pháp Yết ma để đại chúng nắm vững và thực hành.
Theo đó, Yết Ma tiếng Phạn là Karman, Hán dịch là “biện sự tác pháp” nghĩa là” vạn sự do tư thành biện cố” (Tất cả việc của Tăng đoàn do dây được thành tựu viên mãn).
Yết ma hay Tăng già Yết ma là hành xử của Tăng căn cứ trên nền tảng hòa hợp và thanh tịnh, sau khi trải qua 3 giai đoạn:
Gia hành nghiệp đạo: giai đoạn chuẩn bị cho hành động
Căn bản nghiệp đạo: hành vi đạt đến mục đích
Hậu khởi nghiệp đạo: sự tiếp tục của hành động sau khi căn bản nghiệp đạo đã thành tựu.
Thành tựu căn bản nghiệp đạo phải căn cứ vào y xứ của nghiệp đạo. Y xứ túc là đối tượng. Ví dụ người thọ giới không Sát sanh thì y xứ của hành vi này là toàn thể sinh vật có mạng sống trên thế gian này.
Yết ma của Tăng thành hay không thành cũng cần cân nhắc theo từng đối tượng (y xứ). Đối tượng của Yết ma có 3:Nhân: nhân cách hay cá nhân. Tác pháp yết ma với một cá nhân nào đó. Ví như trước khi tác pháp tác pháp Yết ma truyền giới cụ túc phải kiểm tra những điều kiện cần thiết của giới tử có thành tựu tư cách của Tỳ kheo (Tỳ kheo ni) hay không. Nếu đủ thì Yết ma thành tựu đối với cá nhân đó; Pháp: những sinh hoạt của Tăng đã được Phật chế định: An cư, tự tứ, thọ giới… ; Sự: là sự thể hay sự vật, như kiết đại giới, tiểu giới, chia Tăng phòng…
Sau thời thuyết giảng của Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nghiêm, đại chúng thấm nhuần pháp lạc, thân tâm hân hoan cùng nhau y giáo phụng hành.
Tịnh Ni- Tâm An