Đà Nẵng: Lễ Dâng y tắm mưa và dâng Tam tạng thánh điển Pali đến chùa Tam Bảo

Sáng ngày 18/7/2024, tại chánh điện chùa Tam Bảo (số 323, đường Phan Châu Trinh, phường Bình Hiên, quận Hải Châu , TP. Đà Nẵng) trang nghiêm diễn ra buổi lễ Dâng y tắm mưa và dâng Tam Tạng thánh điển Pali trọn bộ ( 1 bộ gồm 118 quyển) do Hội từ thiện Bàn Tay Nhân Ái và GĐPT Trần Thị Mỹ Hạnh phát tâm hỷ cúng.

Chứng minh buổi lễ có HT.Thích Pháp Cao, Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN TP.Đà Nẵng; ĐĐ. Thích Pháp Hiếu, Phó Chánh Văn phòng Ban TTTT TƯ, Uỷ viên Ban Phật giáo Quốc tế TƯ GHPGVN, Trụ Trì chùa Tam Bảo; ĐĐ. Thích Pháp Hạnh. UVDK BTS, Chánh Thư ký Ban PGQT GHPGVN tỉnh Quảng Nam, trụ trì chùa Thái Bình (Điện Bàn); cùng chư Tăng nước bạn Lào, Thái Lan, Ấn Độ. Tham dự cùng còn có phái đoàn Tổng Lãnh sự quán Lào do bà Lienseng Phengsavath, Lãnh Sự, Chủ nhiệm Văn phòng Văn hoá và Giáo dục Tổng Lãnh sự quán nước CHDCND Lào tại Đà Nẵng làm trưởng đoàn; các cán bộ nhân viên TLS, các em lưu học sinh Lào và đạo tràng Phật tử TP.Đà Nẵng.

Theo truyền thống Phật giáo Nam Tông, ngày Rằm tháng Sáu có rất nhiều ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời lịch sử và hoằng pháp của Đức Phật. Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhapūjā. là ngày lễ Rằm tháng Sáu, ngày kỷ niệm trọng đại một lúc bốn sự kiện lịch sử:

1/ Bồ tát giáng trần.

2/ Bồ tát xuất gia.

3/ Ðức Phật chuyển Pháp Luân.

4/ Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo.Và sau ngày này, chư Tăng Phật giáo Nam truyền bắt đầu mùa An cư Kiết hạ.

Vào ngày lễ này các gia đình Phật tử, và các bạn Lào sinh sống và học tập trên địa bàn Đà Nẵng tập trung về chùa Tam Bảo dâng cúng đến chư Tăng các tứ vật dụng cần thiết và lễ vật không thể thiếu, đó là những cây đèn Sáp và những chiếc Y tắm mưa cùng các lễ phẩm, để tỏ lòng tri ân và mong một năm mưa thuận gió hoà, đời dống được an vui hạnh phúc. 

Chị Trần Thị Mỹ Hạnh, thí chủ cuộc lễ hoan hỷ chia sẽ “Chúng con được duyên lành phước báu to lớn dâng y tứ sự đến Chư Tăng hộ trì Tăng đoàn an cư kiết hạ ngỏ hầu gìn giữ bảo tồn mạng mạch chánh Pháp Đức Phật Thích Ca, nét đẹp văn hoá nghiêm trì giới luật thiền định an cư tu tập 3 tháng của Chư Tăng, cầu nguyện Phật Pháp Tăng luôn trường tồn hưng thịnh”

Dịp này, ĐĐ. Thích Pháp Hiếu hướng dẫn các đoàn Phật tử Việt Nam và Lào vân tập về Chùa nghi thức dâng hoa cúng Phật Tam Bảo và đi thiền hành niệm Ân Đức Phật Pháp Tăng Tam Bảo cung rước Tam Tạng Kinh Pali nhiễu xung quanh đại hùng bửu điện, Đại Thọ Bồ Đề và Kim Thân Phật để hồi hướng công đức đến các bậc ân nhân; lễ chính được tổ chức tại ngôi Đại hùng bửu điện, trong không gian Thiền trang nghiêm và long trọng, đoàn Tổng Lãnh sự quán Lào cùng các thí chủ đã dâng Tam Tạng Kinh Sách Pali cùng các mâm lễ Y tắm mưa và tứ vật dụng tác bạch cúng dường đến chư Tăng, quý Ngài thọ nhận và tác thành công đức bằng các nghi thức luân phiên tụng kinh trùng tụng Tam Tạng Kinh Chuyển Pháp Luân Dhammacakkappavattana sutta, và buộc chỉ cổ tay… để cầu nguyện quốc thái dân an thế giới hoà bình, chúng sanh an lạc, và thuyết giảng Phật Pháp.

Các phật tử tại gia ngoài dâng y - phẩm vật trong đại lễ để tưởng nhớ về nghi thức mà Đức Phật giáo truyền, 
 Phật tử dâng Tam Tạng thánh điển Pali trọn bộ ( 1 bộ gồm 118 quyển)
Hòa thượng Pháp Cao – Thành viên HĐCM GHPGVN 

Trong những ngày đầu tiên mùa an cư này, có các đoàn chư Tăng, Phật tử thường đến viếng thăm và chúc mừng an cư kiết hạ, trong đó có đoàn Chư Tăng Phật giáo tỉnh SeKong, Lào; Đoàn Chư Tăng Ấn Độ do ngài Hoà Thượng Kumar Dharmendra trụ trì Tháp Đại Giác Bodh Gaya Bồ Đề Đạo Tràng dâng cúng đèn thiền cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hoà bình tô thắm tình hữu nghị đoàn kết với các nước bạn láng giềng.

Toàn cảnh buổi lễ
Lễ Đặt Bát Hội
Đại đức Pháp Hiếu - Trụ trì chùa Tam Bảo thực hiện nghi thức buộc chỉ cổ tay trong lời kinh chúc phúc của chư Tôn đức Tăng
Đại đức Pháp Hiếu - trao bằng cảm niệm công đức đến thí chủ trong buổi lễ

Phân Ban TT.TT Phật giáo Nam Tông kinh T.Ư GHPGVN.

 

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online