25/09/2023 14:58

Đà Nẵng: Lớp Học Tiếng Việt dành cho các Bạn Lào-Thái tại Chùa Tam Bảo

Hưởng ứng ngày Tôn vinh tiếng Việt hằng năm ngày 08/09 do chính phủ ban hành (Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 3/8/2022 phê duyệt Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030”), nhằm quảng bá vẻ đẹp văn hoá Việt Nam, tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của tiếng Việt trong cộng đồng người nước Ngoài và đặt biệt là người anh em nước bạn Lào, Thái Lan đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng, Việt Nam.

Lớp Học Tiếng Việt dành cho các Sư và Sinh Viên Lào - Thái

Đại Đức Thích Pháp Hiếu, Uỷ Viên Ban Phật Giáo Quốc Tế TƯ GHPGVN, Uỷ Viên Hội Hữu Nghị Việt Nam-Lào, trụ trì chùa Tam Bảo Đà Nẵng cho biết “Chùa Tam Bảo tại Thành Phố Đà Nẵng thường xuyên có các sư Lào-Thái lưu trú An cư Kiết hạ đang theo học các trường đại học đà nẵng, và cũng là điểm đến sinh hoạt tâm linh Phật Giáo của cộng đồng các em Sinh Viên Lào, nên chúng tôi đặc biệt ưu ái dành cho các bạn Lào và Thái lan. Vào những dịp cuối tuần, Chùa có các lớp học tiếng việt miễn phí dành cho các bạn Lào-Thái, cũng là tạo duyên lành phước báu cho quý thầy cô giáo Việt Nam yêu mến bộ môn tiếng Việt phát tâm làm thiện nguyện công đức hướng dẫn tiếng Việt cho các thầy sư và các bạn Lào-Thái góp phần tích cực trong việc gìn giữ phát huy và lan tỏa tiếng Việt và văn hoá Việt trong cộng đồng người Lào-Thái tại Việt Nam. Qua đó tăng cường tình đoàn kết yêu thương hữu nghị với các nước anh em láng giềng gần gũi nhất của chúng ta.”

Đại Đức Thích Pháp Hiếu, cùng các bạn sinh viên Lào

Cô Giáo Trần Thị Ánh Thêu, giảng viên Khoa Kế toán, Trường Cao Đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng, đồng thời cũng là một Phật tử thuần thành nơi Tam Bảo, chia sẽ công việc hướng dẫn bộ môn tiếng Việt ở Chùa: “Em rất hoan hỷ vui mừng tham gia hướng dẫn bộ môn tiếng Việt cho các Sư thầy người Lào và các em phật tử người Lào. Có thể nói đây là một vinh dự tự hào, phước báu to lớn cho bản thân em được tham gia hướng dẫn bộ môn tiếng Việt cho các Thầy Sư và Phật Tử người Lào tại Chùa Tam Bảo. Việc dạy học ở Chùa là một công việc thiêng liêng phước báu nơi cửa Phật. Em đến Chùa bằng sự tự nguyện phát tâm hoan hỷ cúng dường chia sẽ kiến thức vào thời gian rảnh và vào các ngày cuối tuần, được tham gia hướng dẫn bộ môn tiếng Việt cho các Thầy Sư và các bạn Phật Tử Lào là cơ hội thiện lành cho em gieo một chút Phước nơi Tam Bảo.”

Cô Giáo Trần Thị Ánh Thêu, Trường Cao Đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng hướng dẫn tiếng Việt đến các Sư Lào - Thái Lan và các bạn sinh viên Lào.

Đối với các Bạn Phật Tử Lào được về chùa Việt học tiếng Việt cùng các Sư Lào là một trải nghiệm yêu thương ấm cúng dưới mái Chùa như trên chính quê nhà, các bạn đã chia sẽ những cảm xúc khó quên và những kinh nghiệm khi học bộ môn tiếng Việt:

 

Sinh Viên Lào Panutda Xmk Đại Học Y Tế Đà Nẵng: “Em rất yêu thích bộ môn học tiếng Việt, Hôm nay em cùng các bạn đến chùa Tam Bảo để học tiếng Việt, do ở chùa Tam Bảo có lớp tiếng Việt dành cho các sư Lào sống tại chùa học tiếng Việt. và chúng em đến đây để cùng học với các thầy sư, được học miễn phí nên chúng em rất vui mừng, các cô giáo dạy Tiếng Việt ở đây rất thân thiện nhiệt tình chu đáo hướng dẫn các thầy sư và chúng em. Chùa có không gian xanh mát mẻ, rộng rãi chúng em rất ưa thích về đây”

Sinh Viên Lào Panutda Xmk Đại Học Y Tế Đà Nẵng

Sinh Viên Lào AEK Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng “Em đã từng học tiếng Việt ở bên Lào trước khi qua Việt Nam theo dạng học bổng và khi sang đây Em học tiếng Việt tại Trường Đại Học Sư Phạm một năm và em cũng rất hoan hỉ tham gia học thêm tiếng Việt tại chùa cùng với các thầy đồng thời chúng em rèn luyện việc học đọc tiếng Việt bằng việc tụng kinh cùng với phật tử sư thầy Việt Nam vào các buổi tối, dần dần tiếng Việt trở nên gần gũi cũng rất dễ tiếp thu vì các cô và các sư rất là gần gũi tận tình giải đáp các từ vựng và văn phạm khó của tiếng Việt”

Sinh Viên Lào AEK Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Sinh Viên Lào tụng kinh tiếng Việt tại Chùa Tam Bảo

Sinh Viên Lào Chai Ssp Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng “Học tiếng Việt Ban đầu chúng em rất bỡ ngỡ và có nhiều khó khăn do cách phát âm của tiếng Việt do nhiều từ đọc rất giống nhau nhưng nghĩa thì khác nhau như “đường” là con đường, “đường” cũng là thức ăn ngọt và nhiều từ có nghĩa giống nhau nhưng đọc khác nhau (ví dụ con lợn = con heo), nên chúng em rất dễ nhầm lẫn, nên chúng em phải luôn siêng năng học tập và chú ý ghi nhớ”

Sinh Viên Lào Chai Ssp Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Sinh Viên Lào học nhóm trau dồi Tiếng Việt tại Sân Chùa

Sinh Viên Lào Jingjho Jho Soundarvong Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng: “Hoạt động học tiếng Việt tại chùa rất là vui và bổ ích cho chúng em khi sinh sống tại Việt Nam vì chúng em là những người Phật tử thuần thành nơi Tam Bảo nên khi sinh hoạt về Chùa, chúng em cảm thấy rất gần gũi như ở trên chính quê hương của chúng em, đặc biệt ở đây là có các Sư người Lào thường xuyên hướng dẫn chúng em Phật Pháp, hướng dẫn các em tu tập giữ gìn văn hoá bản sắc Phật Giáo quê hương, ở Chùa vào vào các dịp lễ lớn, em và các bạn về chùa làm công quả công đức phụ giúp các sư thầy quét dọn vệ sinh, bưng dọn bàn ghế và làm bếp rửa chén, các sư thường xuyên cầu phúc tụng kinh buộc chỉ cổ tay và thực hiện các nghi lễ thuyền thống tết Lào Bunpimay, Kathina vv… cầu nguyện cho chúng em khi chúng em sống xa nhà”

Sinh Viên Lào Jingjho Jho Soundarvong Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng
Sư Lào giảng Phật Pháp đến các bạn Sinh viên Lào
Sinh Viên Lào đi Chùa buổi tối công phu tụng kinh tiếng Việt tại Chùa Tam Bảo

Việc dạy và học bộ môn tiếng Việt tại chùa dành cho các bạn Lào, Thái Lan, là một công việc thiêng liêng phước báu góp một phần lan toả Tiếng Việt, văn hoá con người Việt Nam ra cộng đồng thế giới, và càng tuyệt vời hơn, giúp cho tình hữu nghị Việt-Lào-Thái anh em mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững

Sinh Viên Lào tham dự các ngày Lễ Hội Phật Giáo tại Chùa Tam Bảo - Đà Nẵng

Link: https://youtu.be/CO04I7jpYlQ?si=wJLwTEn3i0_wfjld

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận:

Tin và ảnh: PB TTTT PGNTK TƯ GHPGVN

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online