Đà Nẵng: PGS.TS Trần Thị Lệ Thu chia sẻ đề tài - Quản lý và tổ chức lớp học/dạy học tại Khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm (TIẾT 2)

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 17/04/2024 (nhằm ngày 09/03 năm Giáp Thìn), nằm trong chương trình của Khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm của Ban Giáo dục Phật giáo TƯ tổ chức, PGS.TS Trần Thị Lệ Thu – Giảng viên trường Đại học sư phạm Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội khoa học tâm lý, Giáo dục Việt Nam tiếp tục chia sẻ chủ đề - Quản lý và tổ chức lớp học/dạy học cho 350 học viên là Giáo thọ của 34 Trường TCPH trên toàn quốc.

Tiếp theo bài học, giảng viên nêu lên 4 nguyên tắc chính trong thực hiện công ước Quốc tế về quyền của trẻ em (bình đẳng, không phân biệt đối xử, vì lợi ích tốt nhất của trẻ, vì sự sống còn và phát triển của trẻ, cuối cùng là tôn trọng trẻ em).

PGS.TS Trần Thị Lệ Thu – Giảng viên trường Đại học sư phạm Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội khoa học tâm lý, Giáo dục Việt Nam 

Liên quan đến 4 nguyên tắc trên, giảng viên tiếp tục đưa ra 4 nhóm quyền theo Công ước Quốc tế về quyền của trẻ em gồm: nhóm quyền sống còn (được có giấy khai sinh, quốc tịch, được chăm sóc,..); nhóm quyền được phát triển (được chăm sóc, giáo dục, được đi học để phát triển về nhận thức,…); nhóm quyền được bảo vệ (trẻ em được bảo vệ khỏi các hình thức bóc lột, xâm hại, sao nhãng, bỏ mặc,…) và quyền được tham gia (nhóm quyền này bao gồm tất cả các quyền của trẻ được tham gia biểu đạt ý kiến, quan điểm của bản thân,…).

Xuyên suốt buổi học, giảng viên luôn dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của chư Tôn đức xoay quanh các vấn đề khó khăn của thầy cô trong việc quản lý và tổ chức lớp học, cụ thể như: quản lý về quy trình, tâm lý xã hội, hành vi, không gian, nhân sự, thời gian,… Đưa ra những video clip để cho học viên thấy được tầm quan trọng của kỹ năng quan sát và lắng nghe thấu hiểu trong quá trình áp dụng kỷ luật tích cực. Bên cạnh đó chúng ta cần tránh việc luôn ra lệnh, chỉ huy, không chấp nhận những ý nghĩ, cảm xúc mà học sinh muốn trao đổi, luôn lên lớp "phải thế này, phải thế kia", chỉ quan tâm đến việc học sinh được làm những gì mà mình cho là đúng, luôn phán xét, kết tội học sinh,… để có được hiệu quả nhất tổng quá trình giảng dạy cho học viên của mình.

Cuối cùng, giảng viên nhấn mạnh tới chư Tôn đức điều quan trọng nhất dẫn đến sự thành công trong giảng dạy đó là quản lý cảm xúc tức giận trong quá trình áp dụng kỷ luật tích cực.

Cuối tiết học, chư Tôn đức trong ban tổ chức tặng hoa và quà đến giảng viên PGS. TS Trần Thị Lệ Thu thay lời cảm ơn vì những kiến thức bổ ích mà Giảng viên đã nhiệt tình chia sẻ đến chư Tôn đức học viên.

Thực hiện: Tường Huy – Được Huỳnh

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online