06/02/2019 08:11

Đắk Lắk: Lễ giao thừa tại chùa Sắc Tứ Khải Đoan


Cứ mỗi độ Xuân về mang theo nắng vàng ấm áp, vạn vật hồi sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở, lòng người rộn rã; đón mừng năm mới. Xuân về, Tết đến, truyền thống của người Việt Nam: đầu Xuân đón giao thừa: đi lễ chùa, hái lộc đầu năm. Vào lúc 0h00 ngày 05/02/2019 (nhằm mùng 01/01 năm Kỷ Hợi), tại đạo tràng  chùa Sắc Tứ Khải Đoan, số 117, đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thành phố  Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk đông đảo thiện nam tín nữ Phật tử và du khách đã hội tụ về chùa để đón thời khắc giao thừa.

 Đạo Phật du nhập vào nước ta khoảng những năm trước Công nguyên, đã trở thành một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và đồng hành cùng Dân tộc trong mọi thời đại. Chính vì vậy Xuân Di Lặc, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống văn hóa của dân tộc. Đạo Phật đã thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của Dân tộc, hòa nhập cùng Dân tộc như nước với sữa, đã trở thành một tôn giáo rất gần gũi, thân thương với Dân tộc và con người Việt Nam.

Có thể nói, đây là sự hòa mình của đạo Phật, là quá trình đạo Phật dần dần được Việt Nam hóa, biến thành một phần của cơ thể văn hóa và xã hội Việt Nam. Vì thế cho dù là người có qui y Phật hay không thì hình ảnh của những ngôi chùa và  tượng Phật bao giờ cũng là biểu tượng của lòng từ bi, hỷ xả, nhân ái, vị tha, hướng thiện…, rất gần gũi đối với quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Do vậy, việc đi lễ chùa, viếng cảnh chùa trong lễ giao thừa không chỉ là hoạt động tâm linh của những người Phật tử, mà còn là sinh hoạt văn hóa của cộng đồng công chúng rộng rãi. Vào giờ giao thừa mọi người đi lễ chùa,  để cầu mong Xuân năm mới được hạnh phúc, an lành và  hái lộc đầu năm, nhằm ước mong ba trăm sáu mươi lăm ngày tấn tài, tấn lộc, vạn sự như ý…

Chủ trì buổi lễ có: Hoà thượng Thích Châu Quang  – Ủy viên HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk, trụ trì chùa Sắc Tứ Khải Đoan.

Buổi lễ còn có sự tham gia của ĐĐ. Thích Hải Nguyện – Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử (HDPT) Phật giáo tỉnh; ĐĐ. Thích Minh Phương – Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; cùng chư Tôn đức Tăng trú xứ tại chùa và đông đảo quý Phật tử đồng dâng lời chúc mừng Khánh tuế HT. Thích Châu Quang trong mùa Xuân Kỷ Hợi 2019.

Sau đó, Hòa thượng trụ trì đã ban lời đạo từ và chúc Tết tới chư Tăng bổn tự, quý Phật tử đạo tràng và du khách thập phương đón một mùa Xuân an lành, vạn sự kiết tường, mọi điều luôn được hanh thông, một năm làm theo lời Phật dạy luôn được bình an, hạnh phúc, đồng thời tất cả mọi người cùng nhau đón nhận món quà đầu năm do Hòa thượng trao tặng.

Quang cảnh buổi lễ

Khóa lễ tụng kinh đầu năm của chư Tăng và toàn thể Phật tử, nhằm gội rửa những lo âu và phiền muộn của năm cũ, nguyện cầu năm mới đạt được nhiều niềm vui và hạnh phúc. Sau thời khóa lễ đầu năm, quý Phật tử và du khách tham gia lễ Phật chiêm bái, thưởng thức các hoạt động giải trí của đoàn Lân, rồng do các em trong Gia đình Phật tử (GĐPT) Khải Đoan biểu diễn. 

Lễ viếng chùa đầu năm liên tục diễn ra trong những ngày Tết. Các chùa mở rộng cửa từ bi đón những người con ở phương xa về thắp hương, lễ Phật.

CTV Dung Trần

The post Đắk Lắk: Lễ giao thừa tại chùa Sắc Tứ Khải Đoan appeared first on Phật Sự Online Tây Nguyên.

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online