Đắk Lắk: Trang nghiêm lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm thành đạo tại Tổ đình Bảo Lâm

Nghe đọc bài:

PSO – Quán Thế Âm Bồ Tát, bậc Đại bi cứu khổ, được tôn xưng là vị cổ Phật với danh hiệu Chánh Pháp Minh Như Lai, vì đại nguyện từ bi vô lượng mà thị hiện Bồ Tát đạo, lắng nghe tiếng kêu than của muôn loài, dẫn dắt chúng sanh trở về bến bờ giác ngộ.

Tối ngày 13/7/2025 (nhằm 19/6 năm Ất Tỵ), trong không khí thanh tịnh và trang nghiêm, hơn 100 Phật tử đã vân tập về Tổ đình Bảo Lâm (phường Bình Kiến, tỉnh Đắk Lắk) để thành kính dự lễ tưởng niệm ngày Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thành đạo.

Mở đầu, đại chúng đã nhất tâm cung thỉnh Đại đức Thích Nguyên Minh – Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh, quang lâm và ban bố thời pháp thoại đầy ý vị trước khi cử hành nghi lễ tưởng niệm chính thức.

Trong lời khai thị, Đại đức chia sẻ: “Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của lòng từ bi vô lượng. Danh xưng ‘Quán Thế Âm’ nghĩa là lắng nghe tiếng khổ của thế gian. Từ đó, Ngài thị hiện đủ mọi hình tướng để cứu độ, hóa độ chúng sanh vượt thoát khổ đau, đạt đến bến bờ an lạc. Trong Kinh Phổ Môn, Bồ Tát Quán Thế Âm được mô tả với 32 ứng hóa thân, tuỳ duyên cứu khổ từ vua chúa đến thứ dân, từ người giàu sang đến kẻ khốn khó. Hình tượng Ngài mãi là ngọn đuốc soi đường cho người con Phật noi theo, tu tập hạnh lắng nghe, yêu thương, cứu giúp muôn loài.”

Trong năm, có ba ngày lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát, đó là vào các ngày: 19/2 là vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh; 19/6 vía Bồ Tát Quán Thế Ân thành đạo và 19/9 vía Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia.

Quán Thế Âm Bồ Tát đã phát ra 12 đại nguyện, mỗi nguyện đều hàm chứa vô lượng công đức tỏa hào quang sáng chói chiếu khắp mười phương. Trong văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được thờ cúng, kính ngưỡng nhiều nhất. Điều đặc biệt là hầu hết mọi người đều kính yêu Ngài như “Mẹ hiền” bởi xuất phát từ Bi nguyện và lòng Từ ái của Bồ tát mà có danh xưng như vậy.

Tiếp nối, hội chúng trang nghiêm cung thỉnh Đại đức Thích Quảng Bá – Trụ trì Tổ đình Bảo Lâm, quang lâm niêm hương bạch Phật, dẫn lễ tưởng niệm. Tiếng chuông mõ ngân vang hòa cùng lời tán tụng, xướng lễ danh hiệu và hạnh nguyện Bồ Tát, lan tỏa năng lượng từ bi, thiêng liêng khắp già lam Bảo Lâm.

Sau đó, toàn thể đại chúng tay cầm nhành hoa tươi thắm, nhiễu quanh chánh điện, đồng thanh trì niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm trong tiếng chuông trống trầm hùng, tạo nên khung cảnh thiêng liêng, thấm đẫm niềm tin và lòng thành kính hướng về Bồ Tát.

Khép lại buổi lễ, hội chúng xếp hàng nghiêm tịnh, tuần tự tiến về Tôn tượng Đức Quán Thế Âm đảnh lễ, dâng cành hoa tươi gởi gắm lòng nguyện, kính cúng dường.

Ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Thành Đạo là dịp để người con Phật tưởng nhớ công hạnh cứu khổ cứu nạn vô biên, nhắc nhở chính mình noi gương Bồ Tát, tu tập tâm từ bi, lắng nghe và sẻ chia, để ánh sáng Từ bi – Trí tuệ của Ngài lan tỏa khắp nhân gian.

Buổi lễ khép lại trong niềm hoan hỷ, an lạc. Mỗi Phật tử trở về đời thường mang theo hạt giống từ tâm, nuôi lớn hạnh nguyện từ bi vô ngã, làm đẹp cho đời, lợi lạc muôn loài.

BAN TT-TT TỔ ĐÌNH BẢO LÂM

Download Android Download iOS
GHPGVN hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7: Thể hiện đạo lý tri ân, báo ân của người con Phật

PSO - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức các hoạt động tưởng niệm, tri ân anh linh các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ

Trung ương Giáo hội thành kính tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên

Chiều ngày 12/7/2025 (18/6 năm Ất Tỵ), tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.HCM), Giáo đoàn IV thuộc Hệ phái Khất sĩ đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày viên tịch của Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên – bậc Trưởng lão mô phạm, vị Pháp sư uyên thâm của Hệ phái.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online