Đang diễn ra lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

8h sáng nay, 8/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã trong thể diễn ra lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, do GHPGVN đăng cai tổ chức.

Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, diễn ra từ ngày 6-8/5, đã diễn ra nhiều hoạt động, thành công tốt đẹp.

 

Tham gia lễ bế mạc, về lãnh đạo Đảng, Nhà nước, có ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực; ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Mai Văn Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Tôn giáo và Dân tộc, cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo các nước.

Về phía Phật giáo có Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS; GS.HT.TS Phra Brahmapundit – Chủ tịch Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV), cùng chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử.

Sau tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch đã khởi niệm danh hiệu Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni bằng tiếng Việt, Hòa thượng Chủ tịch ICDV khởi niệm bằng tiếng Pali, trầm hùng, thanh tịnh.

Tại buổi lễ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực HĐCM, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS tuyên đọc Diễn văn bế mạc.

Diễn văn cho biết, đại lễ hân hoan chào đón các vị khách quý là Tăng vương, Tăng thống, lãnh đạo, đại biểu đến từ 85 quốc gia, vùng lãnh thổ; đặc biệt là sự tham dự, phát biểu sâu sắc của Chủ tịch nước Lương Cường, cùng các vị lãnh đạo chính phủ, TP.HCM.

“Giáo hội Phật giáo Việt Nam vinh hạnh được đón tiếp ngài Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tham dự và có bài phát biểu vô cùng sâu sắc và ý nghĩa tại Lễ khai mạc; và hôm nay rất phấn khởi được đón ngài Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tham dự và phát biểu tại Lễ bế mạc; cùng quý vị đại biểu khách quý lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQVN; các Ban, Bộ ngành Trung ương; lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương; ngài Tổng thống Sri Lanka; cùng quý vị khách quý đại diện Chính phủ các quốc gia; và các đoàn ngoại giao, đại sứ, tổng lãnh sự các nước tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tới tham dự”, Trưởng lão Hòa thượng phát biểu.

Theo Trưởng lão Hòa thượng, triết lý đoàn kết và bao dung của Phật giáo đã góp phần làm nên bản sắc và sức mạnh tinh thần đại đoàn kết dân tộc; góp phần làm sâu sắc hơn tinh thần yêu nước, thương nòi, lòng khoan dung, trọng nhân, trọng nghĩa, nét văn hóa yêu thương đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách”… vốn đã thấm sâu trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi người Việt Nam. Đoàn kết là di sản vô giá, truyền thống quý báu của mỗi người Việt Nam; là sức mạnh đưa Việt Nam trở thành một dân tộc hùng cường, luôn luôn vượt qua mọi khó khăn, thách thức.

Trong phát biểu của mình, Trưởng lão Hòa thượng Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS còn nhắc lại lời của Tổng thống Sri Lanka trong phiên khai mạc: “Việt Nam là một quốc gia tuyệt vời đã mở ra con đường vươn lên đầy dũng cảm, bất chấp hàng trăm năm trải qua những đau thương. Chúng tôi tự hào về những thành tựu to lớn mà đất nước các bạn đã đạt được ngày hôm nay từ một quốc gia từng chịu đựng những cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tồi tệ nhất và những bất công nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tôi cũng xin được gọi đất nước các bạn là miền đất của sự kiên cường”.

HT.TS Phra Brahmapundit đã phát biểu, ngài cảm ơn nước chủ nhà Việt Nam, đại biểu đã có mặt tham dự đại lễ. Theo Hòa thượng, 3 ngày đại lễ là không đủ để thảo luận những vấn đề toàn cầu mà Phật giáo đã đóng góp vào sự phát triển chung. Ngài nhắc lại thông điệp đoàn kết và bao dung của Đại lễ Vesak, tầm quan trọng của đối thoại liên văn hóa và tôn giáo, lồng ghép Phật giáo vào mọi hoạch định chính sách…

Theo Hòa thượng Phra Brahmapundit, hòa bình nội tâm là nền tảng của hòa bình thế giới. Ngài kêu gọi áp dụng chánh niệm Phật giáo vào việc giải quyết xung đột, khuyến khích việc đưa tinh thần chánh niệm vào lợi ích của tất cả mọi người.

Hòa thượng nhấn mạnh, thực hành chánh niệm sẽ đưa lại lợi ích cho mọi người, mọi việc. Đại lễ này cũng có ý nghĩa với Việt Nam, dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, 80 năm lập quốc.

Ngài một lần nữa cảm ơn sự hiếu khách của Việt Nam, là trung tâm của Phật giáo nhập thế, có vai trò quan trọng trong Phật giáo nhập thế, biểu hiện sống động qua hình ảnh hoa sen – được xem là quốc hoa Việt Nam, biểu tượng của sự thanh tịnh.

Hòa thượng Phra Brahmapundit khẳng định, Phật giáo nhập thế là dấn thân vào đời nhưng không bị nhiễm trần, như hoa sen trong bùn nhưng vẫn giữ hương thơm. Lấy chánh pháp xây dựng hòa bình, Vesak 2025 là dấu ấn khó quên, “hẹn gặp lại năm sau tại Vesak 2026, tại Trung Quốc”.

Tổng Giám đốc UNESCO có video chúc mừng Vesak 2025 tại Việt Nam. Bà nói, đây là dịp ôn lại giáo pháp của Đức Phật về lòng từ bi, sự khoan dung, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới nhiều bất ổn, xung đột.

Tiếp đến, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã có bài phát biểu quan trọng. Theo ông Trương Hòa Bình, với sự tham gia của trên 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều nguyên thủ, lãnh đạo các quốc gia, đại diện Liên Hiệp Quốc, hơn 1.350 đại biểu quốc tế đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng hàng vạn Tăng Ni, Phật tử và những người có tín ngưỡng Phật giáo khắp nơi. “Có thể nói Đại lễ Vesak năm nay đã được tổ chức hết sức trọng thể, tôn nghiêm, là sự kiện tôn giáo – văn hóa quốc tế có quy mô và tầm vóc, và đã thành công rất tốt đẹp”.

Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định, “Đại lễ cũng là dịp để những Phật tử khắp thế giới cùng nhau kết nối tâm linh, hun đúc tinh thần đoàn kết và phát huy các giá trị cao đẹp của Phật giáo. Những ngày qua, tinh hoa tư tưởng, trí tuệ và lòng từ bi của Phật giáo đã lan tỏa sâu rộng, trở thành nhịp cầu gắn kết các dân tộc, các tôn giáo và các nền văn hóa với nhau. Tất cả cùng chung một tâm nguyện cao cả: thúc đẩy tinh thần khoan dung, hòa hợp và nhân ái để xây dựng một thế giới hòa bình, hợp tác và hạnh phúc bền lâu cho nhân loại”.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Thành công của Đại lễ Vesak 2025 với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững” một lần nữa khẳng định trách nhiệm cao cả của Phật giáo trước những vấn đề mang tính toàn cầu.

“Đại lễ là nguồn cảm hứng lớn lao, đánh thức niềm tin và khơi dậy năng lượng thiện lành trong mỗi con người; khẳng định các giá trị cốt lõi của Phật giáo như lòng từ bi, chánh niệm và đạo đức, có khả năng chỉ rõ con đường hiệu quả, bền vững để giải quyết các vấn đề, thách thức toàn cầu hiện nay, từ phát triển con người toàn diện, bảo vệ môi trường, cho đến xây dựng nền hòa bình vững chắc; là lời hiệu triệu mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế để kiến tạo một thế giới hòa bình, công bằng và phát triển bền vững vì lợi ích chung của toàn nhân loại”, Phó Thủ tướng Thường trực nói.

Sau đó, Đại diện chính phủ Lào phát biểu chúc mừng Vesak 2025.

9h15 – Quốc vụ khanh Campuchia phát biểu chúc mừng.

9h24 – Thượng tọa Thích Nhật Từ báo cáo tổng kết Đại lễ Vesak 2025.

Theo báo cáo, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được tổ chức trong bối cảnh có ý nghĩa đặc biệt, dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 50 năm ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.

“Sự kiện Vesak năm nay vì vậy không chỉ mang tính chất là lễ hội tôn giáo quốc tế của Phật giáo, mà còn là dịp để khẳng định những giá trị cao đẹp của dân tộc Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển toàn diện” Thượng tọa Nhật Từ nói.

Bản báo cáo cho biết, Đại lễ đã diễn ra trong không khí thiêng liêng, trang nghiêm và tràn đầy tinh thần đoàn kết, thể hiện sự hòa quyện hài hòa giữa tinh thần yêu nước, truyền thống văn hóa dân tộc và giáo lý từ bi – trí tuệ – hòa bình của Đức Phật.

Báo cáo khẳng định, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên bốn phương diện trọng tâm, gồm: phương diện tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật và cầu nguyện hòa bình thế giới.

“Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 không chỉ là một lễ hội Phật giáo trọng đại, mà còn là thông điệp hòa bình toàn cầu mà Phật giáo gửi đến thế giới. Sự kiện này khẳng định rằng hòa bình đích thực không bắt nguồn từ sức mạnh quân sự, mà từ sự chuyển hóa nội tâm con người thông qua đời sống đạo đức, lòng từ bi và trí tuệ”, Thượng tọa Nhật Từ bày tỏ.

Báo cáo nhấn mạnh, thành công của Vesak 2025 là minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa Ủy ban Tổ chức Quốc tế Ngày Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với sự hỗ trợ đặc biệt của Đảng và Chính phủ Việt Nam – một quốc gia cam kết vì hòa bình, đa dạng văn hóa và hợp tác quốc tế.

9h40: TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS công bố Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếp tục cập nhật…

Chùm ảnh lễ bế mạc:

Đăng Huy – Đình Long tường thuật từ buổi lễ 

Download Android Download iOS
[Video] Đại biểu Quốc tế thưởng thức đêm nhạc nghệ thuật và giao lưu văn hóa Vesak 2025

Tối 7-5, chương trình Âm nhạc nghệ thuật, giao lưu văn hoá Phật giáo Quốc tế với chủ đề “Kết nối văn hóa – Lan tỏa tình hữu nghị” đã diễn ra tại Thiskyhall, Khu đô thị Sala, TP. Thủ Đức, chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

Đồng Nai: Hơn 250 Thanh Thiếu nhi Phật tử tham gia Ngày hội “Gieo mầm Giác ngộ” hướng tới Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2025

PSO - Ngày 04/5/2025, Ban Hướng dẫn Phật tử huyện Long Thành phối hợp chùa Tam Bảo (xã Phước Thái, huyện Long Thành) đã tổ chức Ngày hội “Gieo mầm Giác ngộ” năm 2025 dành cho hơn 250 em Thanh Thiếu nhi Phật tử đang sinh hoạt tại các Gia đình Phật tử Khánh Long, Long Quang, Thanh Trì và Câu lạc bộ Thanh thiếu nhi Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online