21/03/2018 21:46

Di tích Lịch sử – Nghệ thuật Chùa Phật Lớn – TP.Rạch Giá Tỉnh kiên Giang

Nguồn: Phatgiaokiengiang

Chùa Phật Lớn toạ lạc tại 151 Quang Trung, P. Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá  là một trong 75 chùa Phật giáo Nam tông của tỉnh Kiên Giang được hình thành và phát triển khá sớm vào khoảng năm 1504 – thế kỷ XVI.

CHÙA PHẬT LỚN – TP.RẠCH GIÁ – Tên chùa:  Phật Lớn – Pháp hiệu:  UTTUNGAMEANJAYA  (UttanùgaMen-Chey) – Địa chỉ:  151 Quang Trung – P. Vĩnh Quang – TP. Rạch Giá – tỉnh Kiên Giang – Thành lập năm: 1504 – Người sáng lập:  Hòa thượng MEN CHEY – Lần thay đổi vị trí: 3 lần – Vị trí hiện tại từ năm: 1884 – Các đời Trụ trì :  21 đời – Trụ trì hiện nay: Đại đức HUỲNH VĂN TÀI – Hệ phái gốc: Nam Tông (Theravada) – Năm trùng tu:  2009 – Điện thoại: 077. 3868698

Cổng chính và lối vào chùa

Chùa Phật Lớn toạ lạc tại 151 Quang Trung, P. Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá  là một trong 75 chùa Phật giáo Nam tông của tỉnh Kiên Giang được hình thành và phát triển khá sớm vào khoảng năm 1504 – thế kỷ XVI. Sau ba lần thay đổi vị trí, từ năm 1884 đến nay, ngôi chùa có vị trí hiện tại. Hơn 100 năm qua, chùa không chỉ là nơi thờ phật, nơi tu hành của các vị sư sãi mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, là nơi thể hiện sự gắn bó keo sơn giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sinh hoạt, học tập, trong lao động, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ bao đời nay. Đặc biệt, có một sự kiện lịch sử đã được ghi vào trang sử vàng, đó là vào ngày 11/8/1848, quân và dân Kiên Giang phối hợp với lực lượng quân khu IX tổ chức một trận đánh quy mô ở Sóc Xoài, tiêu diệt nhiều tên địch và thu nhiều vũ khí. Đây là trận thắng lớn thứ hai sau trận Tầm Vu ở đồng bằng sông Cửu Long ở giai đoạn này trong cuộc khng chiến chống thực dn Pháp. Để trả đũa cho trận thua nhục nhã này, 17 giờ chiều cùng ngày, bọn Pháp đã đưa 32 chiến sĩ cách mạng đang bị chúng giam cầm tại Khám Lớn, Rạch Giá đến chùa Phật Lớn, dùng súng nổ hàng loạt vào các chiến sĩ cách mạng, sau khi giết chết 32 người, chúng còn đòi bắn bể đầu các vị sư trong chùa và lục soát khắp nơi. Khi chúng đi khỏi, các vị sư đã chôn cất 32 chiến sĩ cách mạng ngay phía sau ngơi chùa.

Chánh điện chùa Phật Lớn

Chùa Phật Lớn không những có giá trị về kiến trúc nghệ thuật mà còn có giá trị về lịch sử  vì thế ngày 28/12/2001.  Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ký Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT xếp hạng chùa Phật Lớn là di tích lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia. Đối với người Khmer, ngôi chùa là không gian thiêng liêng duy nhất nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bà con vẫn góp công, góp của xây dựng, trùng tu, sửa chữa ngôi chùa khá khang trang. Chùa có kiến trúc đặc sắc thể hiện rõ qua các mảng hoa văn trang trí, phù điêu, tượng phật, tất cả đều được sơn son thếp vàng: tượng Ma Ha Prưm bốn mặt, tượng các chim thần Ma Ha Krút, tượng nữ thần, rồng hổ phù, tượng mãnh thú, tượng khỉ… Tuy được nhiều lần trùng tu với sự đóng góp của phật tử, vẫn không chống chọi được sự phân huỷ của thời gian, ngôi chùa đã xuống cấp nghiêm trọng. Được sự quan tâm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hoá, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp, các ngành, di tích Chùa Phật Lớn được khởi công trùng tu, tôn tạo một số hạng mục như: chánh điện, hàng rào, sân…với tổng mức đầu tư kinh phí 16 tỷ đồng bằng nguồn kinh phí chương trình mục tiêu Quốc gia.

Nguồn: Ánh Đạo kiên giang

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm lần thứ 25 Thiền sư Duy Lực – Tổ sư thiền Việt Nam

Sáng ngày 01/01/2025 (Nhằm mùng 2 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại chùa Phật Đà (Quận 3, TP.HCM) Môn đồ pháp phái Tổ sư thiền đã trang nghiêm làm lễ tưởng niệm lần thứ 25 cố Thiền sư Hòa thượng Thích Duy Lực, người sáng lập pháp môn Tổ sư thiền tại Việt Nam.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Lễ hằng thuận tại chùa Thiên Tôn

PSO - Ngày 30/12/2024 (nhằm ngày 30/11/Giáp Thìn), Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM kết hợp chùa Thiên Tôn tổ chức lễ Hằng Thuận cho Phật tử Thanh Minh Trí, thế danh Nguyễn Hồng Sơn và Phật tử Hạnh Quang, thế danh Nguyễn Thị Bảo Châu.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online