Đồng bào Khmer TP.HCM đến chùa cầu nguyện cho người thân trong lễ Sene Dolta

Sáng ngày 2/10 (nhằm mùng 1 tháng 9 âm lịch), đông đảo đồng bào Khmer đang sống và làm việc tại TP.HCM đã tham dự lễ Sene Dolta truyền thống (Lễ Vu Lan - Báo Hiếu),  tại Chùa Candaransi.

Đây là dịp quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Khmer, nhằm tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất, đồng thời cầu nguyện cho sự bình an và phúc lành cho gia đình và cộng đồng.

Buổi lễ  bắt đầu với nhiều nghi thức truyền thống như lễ Phật, quy y Tam Bảo, nghe chư Tăng thuyết pháp và tụng kinh cầu nguyện cho hương linh người thân quá vãng

Tiếp đó là nghi thức đặt bát cúng dường 100 vị Tăng đã thể hiện lòng kính trọng và tri ân chư Tăng vì sự tu tập và dẫn dắt cộng đồng trên con đường tâm linh. Ngoài ra, Phật tử còn tham dự pháp hội cầu nguyện, hồi hướng công đức cho hương linh cha mẹ, ông bà tổ tiên, mong họ được siêu thoát và tái sinh ở những cảnh giới tốt đẹp.

Lễ hội Sene Dolta tại Chùa Candaransi đã mang đến không khí thiêng liêng và đoàn kết, là biểu tượng của sự gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng Khmer, góp phần bảo tồn di sản văn hóa quý báu của dân tộc.

Theo phong tục của người Khmer Nam Bộ, lễ Sene Dolta diễn ra từ ngày 1 đến 3-10 .Hai tuần trước lễ chính thức, bà con Phật tử thường đến chùa để chuẩn bị cơm nước dâng chư tăng và cúng Phật. Vào buổi tối, họ vắt cơm, nghe các sư thuyết pháp và tham gia nghi thức đặt cơm quanh chính điện để hồi hướng phước báo cho tổ tiên vào rạng sáng hôm sau. Ngoài ra, họ còn dọn dẹp, sơn phết các chánh điện và các ngôi tháp đựng hài cốt của ông bà, người thân.

Vào ngày lễ thứ nhất, mỗi gia đình cúng một mâm cơm, cùng nhau khấn vái và mời ông bà, tổ tiên về nhà dùng cơm và nghỉ ngơi. Chiều đến, mọi người tắm rửa sạch sẽ, cúng ông bà và đưa họ vào chùa nghe sư sãi tụng kinh. Ngày thứ hai, người dân rước linh hồn tổ tiên từ chùa về nhà để mời dùng cơm và chơi với con cháu. 

Đến ngày thứ ba, mỗi gia đình lại chuẩn bị thức ăn, bánh trái để cúng ông bà tại nhà và tiễn linh hồn người quá cố ra đi. Do đó, những ngày này, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer và phum sóc đều ngập tràn không khí trang nghiêm và ấm áp.

Lễ Sene Dolta không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc mà còn là dịp để cộng đồng Khmer ôn lại và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống. Dù sinh sống xa quê hương, đồng bào Khmer tại TP.HCM vẫn luôn giữ gìn và phát huy các nghi thức cổ truyền, khẳng định sức sống bền bỉ của văn hóa Khmer. Những hoạt động này giúp các thế hệ trẻ tiếp tục kế thừa, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, tạo sự gắn kết cộng đồng chặt chẽ dù ở bất cứ đâu.

Download Android Download iOS
Danh sách lãnh đạo chủ chốt Ban Trị sự GHPGVN 08 tỉnh, thành phía Bắc mới sau sáp nhập

PSO - Sáng nay 1/7, Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc sau sáp nhập đã diễn ra tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Tháng Saga Dawa - Sự hội tụ của ba sự kiện thiêng liêng trong cuộc đời Đức Phật

PSO - Từ ngày 28/5 đến ngày 25/6/2025, tháng thứ tư theo lịch Tây Tạng được gọi là Saga Dawa, là thời điểm đặc biệt trong năm đối với những người con Phật, cùng nhau tích lũy công đức để kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Điện Biên: Khai mạc Khóa tu mùa hè 2025 tại chùa Linh Quang chủ đề: Phật giáo và Tuổi trẻ

Chiều 01/07/2025, tại chùa Linh Quang – trụ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Điện Biên – Khóa tu mùa hè 2025 với chủ đề “Phật giáo và Tuổi trẻ” chính thức khai mạc, thu hút hơn 200 bạn trẻ tham dự.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online