Đồng Nai: Khai mạc khóa thiền “Tết Nguyên tiêu - duyên hạnh ngộ trong đời sống tu tập thiền Vipassana” tại thiền viện Phước Sơn

Dân gian luôn quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" 

Theo truyền thống Phật giáo, ngày Rằm tháng Giêng là ngày trọng đại và vô cùng đặc sắc, mang ý nghĩa rất lớn. Vào ngày này, dân chúng lên chùa thắp hương lễ Phật cầu bình an, cầu nguyện an lành. Chính vì vậy mà vào Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn Dược sư, tụng kinh Dược sư, mở khóa tu học thiền Vipassana và nghe giảng Pháp mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc.

Chiều ngày 9/2/2025 tại Thiền viện Phước Sơn (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã trang nghiêm cung đón Ngài Tam Tạng thứ 15 Bhaddanta Paññāvaṃsābhivaṃsa đến thăm, giảng pháp và hướng dẫn thiền trong khoa tu học thiền vipassana 10 ngày (9/2 – 18/2/2025); chuyển ngữ do Tỳ khưu Thiện Đức – Kusalaguṇa Bhikkhu. Chủ trì buổi lễ có Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trưởng Ban Tổ chức; cùng chư Tôn đức Tăng, Tu nữ và 800 Phật tử TPHCM, Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hòa thượng Bửu Chánh phát biểu chào mừng đoàn Phật giáo Myanmar

Thiền Vipassana là một trong những phương pháp thiền cổ xưa nhất tại Ấn Độ. Đã mất từ lâu trong dân gian, Vipassana được Đức Phật Gotama tái phát hiện 2500 năm truớc đây. Vipassana có nghĩa là thấy sự việc đúng như thật. Vipassana được mọi người thực tập, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không bị chi phối bởi dân tộc, địa phương hay tôn giáo và Vipassana sẽ chứng minh rằng mọi người ai cũng hưởng được những lợi ích như nhau.

Ngài Tam Tạng thứ 15 Ashin Paññāvaṃsālaṅkārābhivaṃsa.

Ngài Tam Tạng thứ 15 Ashin Paññāvaṃsālaṅkārābhivaṃsa. Tên thật là “Paññāvaṃsā”, và vì Ngài đã vượt qua hai kỳ thi vô cùng danh giá tại đất nước Myanmar đó là Kỳ thi Ālaṅkārā dành cho những vị Sadi xuất sắc nên danh hiệu này được thêm vào phía sau tên của Ngài, thành “Paññāvaṃsālaṅkārā” và Chương trình Giảng sư pháp học Dhammācariya do Hội Phật học tại Mandalay tổ chức và chương trình thi Dhammācariya này có tên là Bhivaṃsa, danh hiệu này lại được thêm vào phía sau tên của Ngài, nên Ngài có tên là “Paññāvaṃsālaṅkārābhivaṃsa”.

Ngài Tam Tạng thứ 15 Ashin Paññāvaṃsālaṅkārābhivaṃsa sinh năm 1974 tại miền Trung của đất nước Myanmar. Ngài xuất gia từ rất sớm lúc 12 tuổi. Sau khi xuất gia Sadi, Ngài đã ở một số chùa và học các chương trình Phật học căn bản làm nền tảng cho chương trình thi Tam Tạng sau này. 

Sau khi thi đỗ nhiều chương trình Phật học, Ngài Tam Tạng thứ 15 tham gia kỳ thi Tam Tạng vào năm 2006. Năm 2008, Ngài đã thi đỗ Tạng Luật và trở thành vị thông thuộc thấu suốt Tạng Luật. Năm 2011, Ngài đã thi đỗ Tạng Kinh và trở thành vị thông thuộc thấu suốt Nhị Tạng. Năm 2020, Ngài đã thi đỗ Vi Diệu Pháp cả phần học thuộc lòng lẫn phần thi viết, trở thành vị thông thuộc thấu suốt Tam Tạng. Ngài đã trải qua 15 năm học và thi chương trình Tam Tạng do Chính phủ tổ chức, trở thành vị Tam Tạng thứ 15 trong số 15 vị Tam Tạng tại đất nước Phật Giáo Myanmar vào năm 2020.

Sau khi trở thành vị thông thuộc thấu suốt Tam Tạng tại đất nước Myanmar, Ngài Tam Tạng thứ 15 hiện đang cư ngụ tại ngôi học viện của Ngài Tam Tạng thứ 6, là nơi mà Ngài đã tham gia chương trình thi Tam Tạng dưới sự dạy dỗ và hướng dẫn từ Ngài Tam Tạng thứ 6. 

Theo nội quy của học viện, những vị đã tham gia và thi đỗ chương trình Tam Tạng (trở thành vị thông thuộc thấu suốt Tam Tạng) phải có trách nhiệm ở lại trong vòng 5 năm để hướng dẫn cho Chư Tăng thế hệ sau học chương trình Tam Tạng. Chính vì vậy cho đến hiện tại, Ngài Tam Tạng thứ 15 vẫn còn cư ngụ tại học viện này. Bên cạnh đó, Ngài Tam Tạng thứ 15 cũng thành lập một ngôi học viện mới, là nơi Ngài đào tạo cho Chư Tăng học các chương trình Phật học căn bản trước khi tham gia học tiếp chương trình Tam Tạng tại chùa Ngài Tam Tạng thứ 6.

Ngài Tam Tạng thứ 15 cũng vẫn đi hoằng pháp nhiều nơi trên đất nước Myanmar và Việt Nam, Ngài cũng là vị giáo thọ quan trọng tại một ngôi học viện khác ở Mandalay cũng của Ngài Tam Tạng thứ 6.

Trong buổi thuyết pháp đầu tiên với chủ đề là “duyên hạnh ngộ trong đời sống tu tập thiền vipassana” Ngài Tam Tạng thứ 15 Bhaddanta Paññāvaṃsābhivaṃsa, chuyển ngữ do Tỳ khưu Thiện Đức – Kusalaguṇa Bhikkhu

Ngài Ngài Tam Tạng thứ 15 Bhaddanta Paññāvaṃsābhivaṃsa cho biết: Khi có sự gặp gỡ thì sẽ có nhiều cách hay, có nhiều đối tượng để nhìn thấy. Khi mở mắt ra, chúng ta thấy có rất nhiều đối tượng. Như người nam nhìn thấy người nữ và ngược lại; hay nhìn thấy người mình thích, nhìn thấy người mình không thích v.v.. Trong đời sống có nhiều sự nhìn thấy và có những sự gặp gỡ, sự nhìn thấy theo cách thông thường này dễ mang lại sự tham lam, sân hận và si mê. Nhưng có những sự gặp gỡ, sự nhìn thấy mang lại hoan hỷ, bình an. Khi đến thiền viện Phước Sơn với sự gặp gỡ, sự nhìn thấy Chư tôn Đức Tăng, quý cô Tu nữ, các Phật tử thiền sinh là những người thực hành giáo pháp của Đức Thế Tôn, nên những sự gặp gỡ, nhìn thấy này mang lại vô tham, vô sân, vô si; mang lại sự hoan hỷ, an lạc. Nên đây là sự gặp gỡ tốt đẹp nhất trong các sự gặp gỡ.

Trong các sự gặp gỡ, sự gặp gỡ với những người thực hành Pháp là sự gặp gỡ tốt đẹp nhất. Trong những người thực hành Pháp và những người thành tựu Pháp thì Đức Phật là người tối thượng. Nên việc gặp được Đức Phật là sự gặp gỡ mang lại nhiều lợi ích, an vui. Sự gặp gỡ này cũng là sự gặp gỡ tối thượng. Chư Tăng là đệ tử Phật, thừa hưởng và thực hành giáo Pháp của Đức Thế Tôn. Gặp gỡ Chư Tăng cũng là sự gặp gỡ mang lại nhiều tốt đẹp. Ngài sẽ tóm tắt về Ân đức Tăng. Vì sao khi gặp gỡ Chư Tăng sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp?

Vào thời Đức Phật khi Ngài ngự trong một hang núi, ở bên cạnh đó có một con chim. Mỗi lần Đức Phật đi trì bình khất thực, con chim này đều tiễn Đức Phật đi một đoạn đường và đợi ở đó để tiếp đón Phật về lại hang núi. Mỗi ngày chim đều làm như vậy. Một ngày nọ, một nhóm Tỳ-khưu đến đảnh lễ Phật, con chim két này đã từ khu rừng bay đến hang núi và bày tỏ sự cung kính đối với Chư Tăng được Đức Phật dẫn đầu. Con chim két sau khi bay đến hang núi nhìn thấy Đức Phật cùng Tăng đoàn đã dang hai cánh, cúi đầu xuống để đảnh lễ. Khi Đức Phật nhìn thấy con chim két như vậy, Ngài đã mỉm cười, khi đó Đại Đức Ānanda hỏi Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, với nhân duyên gì mà Thế Tôn cười như vậy”. Phật trả lời: “Này Ānanda, nhìn thấy con chim két đảnh lễ Như Lai và Tăng đoàn, với nhân duyên như vậy, con chim két này sẽ không đọa vào địa ngục trong suốt 100 ngàn đại kiếp. Và sau 100 ngàn đại kiếp, con chim két sẽ trở thành Phật Độc Giác có tên là Somanassa. Cho nên nhìn thấy như vậy, Như Lai mới mỉm cười”. Mặc dù làm kiếp con chim két nhưng với tâm cung kính Đức Phật cùng Chư Tăng mà không bị đọa vào địa ngục cũng như những cảnh khổ trong suốt 100 ngàn đại kiếp và cuối cùng sẽ trở thành một vị Phật Độc Giác. Con chim két chỉ là chúng sinh thuộc hàng súc sinh mà còn có một quả phước lớn như vậy, huống nữa là những người con Phật có tín tâm và sự kính trọng Đức Phật cùng Tăng đoàn thì quả phước sẽ lớn biết nhường nào.

Sự gặp gỡ ngày hôm nay là sự gặp gỡ trong giáo pháp mang lại nhiều lợi ích và vô cùng ý nghĩa, bởi vì đây là sự gặp gỡ giữa những người con Phật có kính tín với Tam Bảo. Ngài Tam Tạng thứ 15 tin rằng thông qua cuộc gặp gỡ này chúng ta tạo nhiều công đức, phước báu, và do những phước thiện này sẽ thoát khỏi mọi cảnh khổ trong nhiều đại kiếp, sẽ thành tựu đạo quả và Niết-bàn. Ngài cầu chúc cho tất cả Chư tôn Đức Tăng, Ni, quý cô Tu nữ và toàn thể Phật tử có nhiều thành tựu trong thiện pháp và thành tựu nhiều công đức, đặc biệt là công đức thực hành giáo pháp của Đức Thế Tôn. Hầu mong thoát khỏi mọi cảnh khổ luân hồi trong Tam giới. Đó là lời nói kết thúc của buổi chia sẻ pháp thoại ngắn đối với tất cả chúng ta trong buổi tối hôm nay.

Khóa thiền diễn ra trong 10 ngày từ 9/2 – 18/2/2025, tất cả thiền sinh phải ở trong phạm vi trường thiền trong suốt khóa. Thiền sinh chỉ được phép rời trường thiền với sự đồng ý đặc biệt của thiền sư. Thiền sinh không được phép liên lạc với bên ngoài trước khi khóa thiền chấm dứt. Sự liên lạc bao gồm thư từ, điện thoại, khách khứa. Điện thoại di động, máy nhắn tin, và mọi thiết bị điện tử khác phải được giao cho ban quản lý giữ cho tới khi khóa thiền chấm dứt. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn hoặc thân nhân của thiền sinh có thể liên lạc với ban quản lý trường thiền hoặc bộ phận văn phòng Thiền viện.

Ban TT-TT Phật giáo Đồng Nai

Download Android Download iOS
TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương khánh tuế Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch và chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội

Sáng 22-2, tại Thiền viện Quảng Đức (Quận 3, TP.HCM), chư tôn đức Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã thành kính khánh tuế Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự và chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội.

BR-VT: Tưởng niệm húy kỵ lần thứ 11 Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Thành tại Quan Âm tịnh viện

PSO - Ngày 19-2 (22-1-Ất Tỵ), tại Quan Âm tịnh viện (TP.Vũng Tàu, BR-VT), môn đồ pháp tổ chức lễ huý kỵ lần thứ 11 Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Thành, Thành viên Hội đồng Chứng minh, nguyên Quyền Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh BR-VT, khai sơn Quan Âm tịnh viện, viện chủ Niết Bàn tịnh xá.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online