Đồng Nai: Linh thiêng ngôi cổ tự mang tên Bửu Phong

(PSO) - Tọa lạc trên núi Bình Điện, phường Bửu Long, TP Biên Hòa, chùa Bửu Phong là ngôi cổ tự có niên đại gần 400 năm, là một trong ba ngôi chùa cổ và có diện tích lớn thuộc tỉnh Đồng Nai.

Để chuẩn bị cho Hội thảo khoa học về “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam: Thống nhất trong đa dạng” vào tháng 4/2023,  Ban Văn hoá TƯ GHPGVN phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện Bảo tồn Di tích…cùng các cơ quan nghiên cứu đã đến khảo sát Kiến trúc Phật giáo tại chùa Bửu Phong, đây ngôi chùa tiêu biểu của hệ phái: Bắc tông, nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng kiến trúc Phật giáo, di sản kiến trúc Phật giáo; Tìm hiểu, nghiên cứu đặc trưng kiến trúc Phật giáo, sự thống nhất và đa dạng trong kiến trúc Phật giáo ở các vùng miền, hệ phái làm cơ sở xây dựng kế hoạch, định hướng bảo tồn, phát triển kiến trúc Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn tới.

Đoàn khảo sát do: TT. Thích Thọ Lạc – UV Thư ký HĐTS, Trưởng Ban Văn hóa TƯ GHPGVN làm Trưởng đoàn; HT. Bửu Chánh – UVTT HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BVH TƯ; TT. Thích Minh Tiến – UV HĐTS – Phó Trưởng BVH TƯ; TT. Thích Giác Nghi – UV HĐTS – Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu cùng chư Tôn đức Tăng, Ni trong Ban Văn hoá TƯ và các tỉnh thành cùng các nhà khoa học: PGS.TS Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXHVN);  TS. Tạ Quốc Khánh – Trưởng phòng Nghiên cứu Di tích và Bảo tồn Di tích (Viện Bảo tồn Di tích); Ths. Nguyễn Thị Thu Hoan – PGĐ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia VN; Ths. KTS Nguyễn Minh Quang – Giám đốc CTCP Văn hoá Truyền thống Kim Liên; PGS.TS Vương Ngọc Lưu – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Hồng Dương – Nguyên Viện trưởng Viên Nghiên cứu Tôn giáo cùng các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đã làm việc với Tổ đình Bửu Phong.

Theo Ni trưởng, Vào đầu thế kỷ XVII, Bửu Long còn là vùng rừng núi hoang vu thuộc Chân Lạp. Năm 1616, một nhà sư người Việt theo sự bang giao Lạp – Việt đã đặt chân lên đất này, thấy cảnh núi non tươi đẹp, sư xin lập một am tranh đơn sơ, đặt tên là Bửu Phong tự. Ông tự xưng là Bửu Phong thiền sư. Từ khi có ngôi chùa, dân chúng các nơi tụ tập về sinh sống đông dần lên. Nhà sư đặt tên vùng đất này Bửu Long – 寳龍,ngụ ý đây là vùng đất thiên có thế ẩn của rồng.

 Đến cuối thế kỷ XVIII, số người Hoa đến vùng đất này sinh sống ngày càng đông, trong đó có những người mộ đạo Phật đã xây cất lại ngôi chùa bằng gạch ngói. Họ đã mời thiền sư Thành Trí, pháp danh Pháp Thông – Thiện Hỉ, thuộc Thiền phái Tào Động đời thứ 36, đến trụ trì và tôn làm vị Tổ đầu tiên của chùa. Hòa thượng Pháp Thông không có đệ tử thay thế, nên sau khi ngài viên tịch, thiền sư Viên Quang (người Minh Hương thuộc Thiền phái Lâm Tế đời thứ 36) được cử về trụ trì chùa Bửu Phong.

Đến năm 1760, thiền sư Viên Quang đã trùng tu lại chùa Bửu Phong; Năm 1829, Tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và Hương bảo Nguyễn Văn Tâm đã tổ chức xây cất mở rộng ngôi chùa; Năm 1898, hòa thượng Pháp Truyền tiếp tục trùng tu giảng đường, nhà tổ; Năm 1944, hòa thượng Huệ Quang tổ chức trùng tu và mở rộng hậu đường; Năm 1963, yết ma Thiện Giáo cho xây đài Quan Thế Âm trước chùa; Năm 1964, hòa thượng Huệ Thành cho xây đài Tam Thế Phật trên cụm tảng đá thiên nhiên xếp chồng lên nhau ở phía bên trái của ngôi chùa.

Từ năm 1974 đến nay chùa Bửu Phong được trở thành chùa Ni, dành riêng cho Ni chúng tu tập. Ni Trưởng trụ trì Bửu Phong đã không ngừng sửa chữa và trang trí để ngôi chùa được khởi sắc  cảnh quan trang nghiêm cho khách thập phương tìm về cội nguồn tâm linh và du khách xa gần đến chiêm bái nhưng vẫn không mất đi lối kiến trúc cổ xưa và gìn giữ di sản quí báu của ngôi cổ tự rêu phong mãi tồn tại với thời gian theo dòng lịch sử .

 Giữa năm 2005, Ni Trưởng tiếp tục cho trùng tu nhà thờ tổ, chánh điện và xây dựng, sửa chữa thêm một số hạng mục trong khuôn viên chùa đã bị hư hỏng. Trong đó, có hai con rồng uốn mình phủ phục hai bên bậc thang lên chùa.

 Năm 1991 Chùa Bửu Phong được công nhận Di tích Lịch sử Nghệ thuật cấp Quốc gia .

Từ cổng tam quan của chùa nằm dưới chân núi Bình Điện bên trục lộ 24, leo lên 99 bậc đá, tới độ cao khoảng 30m là một Bửu Phong cổ tự nằm thấp thoáng sau cây bồ đề lớn. Chùa được xây dựng trên một mỏm đá khá bằng phẳng

Chùa Bửu Phong đẹp tự nhiên, kết hợp một cách hài hòa với địa thế phong  nhiều danh tăng và nhân sĩ Nho học ghi lại trong thơ và câu đối khắc tại chùa .

Điển hình như câu đối trước cổng lớn: “Bửu thạch long đầu, cổ cảnh linh qui tại - Phong sơn hổ cứ, vạn đại chiếu phùng tồn” tạm dịch là “Đá quý rồng chầu, cảnh xưa rùa linh thường hiển hiện - Đỉnh non cọp ngự, muôn đời phượng múa hãy còn đây”. Với lối kiến trúc và các chạm trổ, trang trí hoa văn tinh vi độc đáo mang màu sức tâm linh huyền bí, là kiệt tác mang đậm phong cách dân tộc của nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam .

Điểm nổi bật của chùa Bửu Phong là ở kiến trúc đặc sắc, giống kiến trúc các chùa thời nhà Trần nằm giữa một rừng cây, có rất nhiều cây cổ thụ to. Bên trái của chùa có đá Long Đầu cao sừng sững, bên phải chùa la liệt đá thiền sàn.

Chùa được xây theo hình chữ “Tam – ” gồm chính điện, giảng đường, nhà thờ tổ, ngoài ra còn có nhiều phòng Ni phái và nhà dưỡng tang . kết cấu chùa bằng gạch thẻ kết hợp vôi trắng, mái lợp ngói âm dương  đậm chất chùa Việt Nền lót gạch vuông tài và gạch bông. Bộ khung vì kèo làm bằng gỗ núi rất tốt.

Mặt tiền chùa nhìn về hướng Đông Bắc, mặt trước của chùa có 7 cửa vòm được quét sơn vàng bắt mắt, trong đó 3 cửa chính ở giữa bằng nhau cao 3m, rộng 2m, hai bên là 4 cửa nhỏ được trang trí  công phu và độc đáo , mang đậm phong cách Á đông qua các bức phù điêu, ghép từ các mảnh sành sứ mang tính nghệ thuật cao . Những đề tài điêu khắc, đắp vẽ trong chùa là cuốn thư, lân ngậm trái châu, rồng chầu mặt trời, tượng ông Nhật bà Nguyệt, nhóm tứ linh, tứ quý, chữ vạn, dây lá cách điệu... thể hiện cho ước mơ về quyền uy, sức mạnh, sự an nhàn thịnh vượng.

Cổng tam quan chùa nằm dưới chân núi Bình Điện, bên đường Huỳnh Văn Nghệ. Mặt chính của chùa quay về hướng Đông Bắc, từ đây nhìn xuống sân bay Biên Hòa, Văn miếu Trấn Biên và những đồng ruộng. Bên trái có đá Thanh Long (còn gọi là Hàm Rồng), bên phải có hang Bạch Hổ và đài Tam thế Phật.

Trong chùa có những pho tượng mang nét đặc biệt Á Đông và nhiều cổ vật như cặp nai vàng đời Nguyễn, đầu “phường cổ” ” (Nhà Phật), tượng Phật nằm, tháp Bửu Phong rêu phong cổ kính và Xá Lợi – một báu vật nhà Phật. Xung quanh chùa có Long Đầu Thạch (còn gọi là Hàm Rồng, Hầm Hổ) và đài Tam Thế Phật, và một số cột đá trước tiền sảnh khắc liễn, chạm trổ rồng, phượng; một số câu đối, hoành phi miêu tả về vị trí linh thiêng của chùa. Nơi đây cũng  đã từng là hầm bí mật nuôi dấu cán bộ cách mạng hoạt động ven đô trong chiến tranh.

Trong đời sống tâm linh của người dân địa phương cũng như du khách, thì đây là ngôi cổ tự rất linh thiêng, thu hút rất đông khách thập phương tới chiêm bái và hành lễ bình an, sức khỏe, cầu tình duyên, con cái, cầu tài lộc …

Vào ngày 12/08 âm lịch hằng năm là ngày Lễ hội giỗ tổ khai sơn chùa Bửu Phong để tưởng nhớ công ơn các vị tiền bối hữu công .

                                                                                                     Thích Nữ Huệ Hạnh

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online