Chánh niệm là việc tập trung vào các cảm giác để gắn kết bản thân vào cơ thể trong hiện tại. Hành động này giúp Phật tử chúng ta sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, thay vì lo lắng về quá khứ hoặc tương lai.
Tối ngày 26/4/2025, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước; Kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025 và Thắp nến cầu nguyện cho nạn nhân động đất ở Myanmar tại Chánh điện - Thiền viện Phước Sơn (số 358, ấp Tân Cang – đồi Lá Giang, phường Phước Tân. TP Biên Hòa. Đồng Nai) đã trang nghiêm diễn ra khoa tu học thiền vipassana với chủ đề: “Chánh Niệm” lần 2. Chủ trì buổi lễ do Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn; cùng chư Tôn đức Tăng, Tu nữ và 500 Phật tử khắp nơi về tham dự.
Phát biểu khai mạc: Hòa thượng Bửu Chánh cho biết, “Một phần quan trọng trong chánh niệm là kết nối lại với cơ thể và những cảm giác mà Phật tử chúng ta trải qua. Điều này có nghĩa là người thực hành chánh niệm sẽ nhận thức được suy nghĩ; cảm xúc và cảm giác (vị giác, xúc giác, khứu giác, thị giác và thính giác) của chính mình.”
“Có nhiều hình thức thực hành thiền, chánh niệm, một trong những cách đơn giản đưa tâm trí trở về hiện diện với cơ thể trong thời khắc hiện tại. Có thể thực hiện thông qua các bài tập do các thiền sư nước ngoài và trong nước tại thiền viện Phước sơn hướng dẫn thiền ngồi, thiền đi, thiền nằm, thậm chí các hoạt động bình thường trong ngày hoặc thể dục thể thao ...mỗi ngày Phật tử chúng ta thực hành tu học thiền định trong vài phút, xong lâu dần nâng lên từ từ, cứ lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ tạo một hành động thiện lành và một hành động tớt giúp Phật tử chúng ta có thới quen tu học lúc nào không hay”.
“Khi đó sẽ giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn, tăng khả năng tập trung … Về lâu dài sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng kiểm soát cảm xúc, nâng cao chất lượng cuộc sống.”
Khi Phật tử chúng ta đến thiền viện Phước Sơn tu học chánh niệm là một lối sống lành, không phải dễ dàng mà Phật tử chúng ta có thể thành thục được ngay mà phải có một quá trình luyện tập, lâu dài, chỉ cần lưu tâm thực hành, thả lỏng khi luyện tập, không gồng cố, không ép mình… cứ từ từ rồi sẽ đến lúc bạn sẽ gặt hái thành quả…Hành trình tu học thiền định thì rất cần sự kiên trì và vẫn phải bắt đầu bằng những bước đi đầu tiên …
Ban TT.TT Phật giáo Đồng Nai