Đồng Nai: Thiền viện Phước sơn khai mạc khóa thiền hướng về Đại lễ dâng Y Kathina 2024

Ngẩng đầu để nhìn xa, cúi đầu để thanh tỉnh là chủ đề xuyên suốt của khóa thiền hằng tuần dành cho các bạn trẻ đang là sinh viên các trường Đại học, nhân viên văn phòng và công nhân các khu công nghiệp trong tỉnh Đồng Nai. 

Chiều ngày 9/11/2024, nhân dịp Đại lễ dâng Y Kathina năm 2024 tại khu học đường ARAHAM – Thiền viên Phước Sơn ( số 358, đường Bắc Sơn – Long Thành, phường Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) trang nghiêm diễn ra khoa thiền Vipassana vào 3 ngày cuối tuần dành cho các bạn trẻ do Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn, Trưởng ban Tổ chức, trực tiếp hướng dẫn, khóa thiền có hơn 150 em thiền sinh đăng ký tham dự.

Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn

Phát biểu trong buổi lễ khai mạc, Hòa thượng Bửu Chánh cho biết: Đời người phải học được cách dùng tâm thái tích cực và lý trí để đối đãi với thế gian, dùng tinh thần mạnh dạn để theo đuổi những điều tốt đẹp hơn. Lúc đắc ý, nên cúi đầu trầm tĩnh không tùy tiện; lúc thất ý, nên ưỡn ngực ngẩng đầu không tiêu trầm. Không vì hoàn cảnh bên ngoài mà vui, cũng không vì bản thân mà buồn.

Hôm nay các thiền sinh tham dự khóa tu học Thiền Vipassana – nghĩa là thấy sự việc đúng như thật – là một trong những phương pháp thiền cổ xưa nhất tại Ấn độ. Truyền thống thiền này được Đức Phật Gotama phát hiện cách đây hơn 2500 năm; và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại – một nghệ thuật sống. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát.

Vipassana là con đường tự thay đổi bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền này chú trọng đến tương quan mật thiết giữa tâm và thân. Mối tương quan này có thể kinh nghiệm được trực tiếp bằng cách chú tâm thận trọng đến những cảm giác thực sự trên thân, những cảm giác luôn luôn đan xen và tạo ra các khuôn mẫu cho tâm. Hành trình quan sát và tự khám phá này đi vào cái gốc rễ chung của tâm và thân, từ đó xóa bỏ những bất tịnh tinh thần, mang đến một tâm quân bình tràn đầy tình thương và lòng từ bi.

Do vậy, tất cả thiền sinh chúng ta đang hiện diện tại trường thiền này, hãy học cách mà đức Phật đã từng làm, từng nghĩ và từng buông bỏ, hãy trở về khám phá chính mình và đừng làm cho cuộc sống của mình quá mệt mỏi. Cần phải học được cách suy nghĩ thông thoáng, xem nhẹ, không cưỡng cầu, học được khả năng thích ứng. Phải biết thời điểm buông tha cho chính mình, tìm kiếm con đường mới, đánh tan sự mệt mỏi của tâm hồn.

Con người sở dĩ phiền muộn, là bởi đối với những chuyện buồn thường nhớ quá lâu, nhớ những cái không nên nhớ. Kỳ thực, nên nhớ kỹ nhất chính là những chuyện làm con người ta vui vẻ, hạnh phúc, những chuyện đáng quên nhất, chính là những việc làm người ta đau buồn.

Ngẩng đầu cúi đầu, rồi lại cúi đầu ngẩng đầu - Lúc ngẩng đầu nên giữ được khí phách và mỉm cười; lúc cúi đầu, cũng không làm mất nhân cách và sự tôn nghiêm. Ngẩng đầu cúi đầu đều đáng khen, cúi đầu ngẩng đầu mọi sự vẹn toàn.

Khóa thiền Vipassana dành cho bạn trẻ được diễn ra hằng tuần vào 3 ngày cuối tuần tại khu học đường ARAHAM – Thiền viện Phước Sơn với các nội dung phong phú phù hợp với các bạn trẻ, trong khóa thiền các bạn được nghe pháp thoại do Hòa thượng Bửu Chánh giảng dạy, các buổi tu học và nghiên cứu kinh điển Pali, tu học và thực hành thiền Vipassana, thiền hành khu vực rừng nguyên sinh và đón bình minh trên đình cao nhất của thiền viện…..các thiền sinh tham dụ khóa thiền được Ban Tổ chức bố trí nơi ăn nghĩ hoàn toàn miễn phí.

Ban TT.TT Phật giáo Đồng Nai

 

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online