Đồng Nai: Thiền viện Phước Sơn khai mạc khóa thiền vipassana "nhân diện thực tại”

Sự thực hành Thiền Định hiện nay đa phần là buộc tâm, trụ tâm vào một đối tượng (như tập trung vào hơi thở, vào sự phồng xẹp nơi bụng, tập trung vào điểm xúc chạm của hơi thở với môi trên, tập trung vào việc đếm hơi thở,…) để đạt trạng thái nhất tâm trên một cảnh – tức là chỉ có một cái tâm biết liên tục một đối tượng duy nhất. 

Chiều ngày 3/7/2024, tại Thiền đường Bảo Tháp - Thiền viện Phước Sơn ( số 381, đường Bắc Sơn – Long Thành, phường Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã trang nghiêm diễn buổi lễ khai mạc khóa thiền Vipassana  "nhận diện thực tại” do thiền sư AsaBhaCara và Thiền sư Veluriya đến từ Myanmar hướng dẫn trực tiếp. Chủ trì buổi lễ có Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HDTS, Phó Trưởng ban Thường trực ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Trụ trì thiền viện Phước Sơn cùng các thiền sinh tham sự khóa tu đồng tham dự.

Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HDTS, Phó Trưởng ban Thường trực ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Trụ trì thiền viện Phước Sơn

Chia sẻ trong buổi khai mạc khóa thiền vipassana  "nhận diện thực tại”  Hòa thượng Bửu Chánh - cho biết – “Trong Thiền Vipassana, có ba yếu tố cốt lõi là tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác. Tinh tấn là không buông lung phóng dật theo vọng tưởng của cái ta. Chính cái ta vọng tưởng làm cho tâm thất niệm, tạp niệm và vọng niệm, nên khi buông hết các niệm ấy thì tâm vô niệm rỗng lặng liền trở về trọn vẹn với thực tại, đó chính là chánh niệm.

Do đó thi tham dự các khóa thiền Vipassana tại Thiền viện Phước Sơn, các thiền sinh cần lưu ý là hai yếu tố chánh niệm và tỉnh giác không thể tách rời nhau trong thiền vipassana, nên nhiều người cho rằng hai yếu tố này không có gì khác biệt. Thực ra, khi chúng ta biết dừng lại, tập trung trở về với thân tâm, thực hành thiền vipassana, dừng tìm kiếm các hoàn hảo bên ngoài và thực hành ở mọi lúc khi ta rãnh rỗi, thì lúc đó chính là ta đang nhận diện thực tại để giảm bớt cái tâm nhộn nhạo mà trở về với chánh niệm tỉnh giác một cách đơn giản”  Hòa thượng nhấn mạnh.

Được biết, khóa thiền vipassana “nhận diện thực tại” được diễn ra từ 3 -   14 /7/2024, các thiền sinh tham dự sẽ được hướng dẫn thiền theo phương pháp truyền thống Mahasido các Thiền sư đến từ Myanmar.

Thiền sư Veluriya - Viện chủ Thiền viện Mahashi, Trụ trì Thiền viện Aung Daw Muma Mahasi,
Thiền sư AsaBhacara - Bậc pháp sư, đến từ Myanmar.

Ban TT.TT Phật giáo tỉnh Đồng Nai

 

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online