Xuất gia gieo duyên là một hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, thu hút những người có duyên lành từ trước. Những người này lựa chọn con đường xuất gia như một hướng đi tươi sáng, buông bỏ vật chất và tinh thần của nhân gian để tiến tới con đường Bát chánh, thoát khỏi khổ đau và sinh tử luân hồi.
Nhân dịp 79 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024); Đại lễ Vu lan Báo hiếu – Tri ân Báo ân Cha mẹ, Tối ngày 30/8/2024, tại Trường thiền Quốc tế - Thiền viện Phước Sơn (số 385, đường Bắc Sơn Long Thành, phường Phước Tân, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã trang nghiêm diễn ra buổi lễ khai mạc khóa tu học thiền vipassna và xuất gia gieo duyên lần thứ 19 với chủ đề: “Xuất gia báo ân cha me” với 500 khóa sinh đăng ký xuất gia.
Chủ trì buổi lễ với sự hiện diện của Hòa thượng Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trụ trì thiền viện Phước Sơn, Trưởng Ban Tổ chức.
Phát biểu trong buổi lễ, Hòa thượng Bửu Chánh chia sẻ: Xuất gia gieo duyên báo hiếu là một truyền thống văn hóa đặc sắc của các nước Phật giáo Nam truyền và đã dần trở thành một phần không thể thiếu, được xem như nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên trong một giai đoạn nào đó của đời mình.Thông thường, thế gian hết lời ca tụng, ngợi khen những người con hiếu thảo hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, không quản ngại khó khăn gian khổ nhưng ít có ai biết tán dương người xuất gia là để báo hiếu.
Phải biết rằng phương pháp báo hiếu của người xuất gia rộng lớn vô cùng đâu cứ phải sớm khuya hầu hạ mới là báo hiếu, chỉ có đại hiếu là xuất gia tu hành đắc đạo, không những cứu khổ cha mẹ hiện đời mà còn cứu độ song thân nhiều kiếp như Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni đã từng làm.Chính vì vậy, những ai sống trên cuộc đời này, có tri thức, có hiếu nghĩa thì việc cúng dường, thờ phụng cha mẹ cũng chính là cúng dường chư Phật vậy. Người xuất gia báo hiếu có nhiều cách khác nhau. Chúng ta nên tùy điều kiện hoàn cảnh sao cho phù hợp. Điều quan trọng là phải có lòng chí thành chí kính, tận tâm tận lực đối với cha mẹ thì phước báu mới thành tựu viên mãn” Hòa thượng nhấn mạnh.
Tân Sadi Ni – Cô Trần Thị Ngọc Tuyết đến từ TPHCM, đã chính thức trở thành một vị Sadi Ni phát nguyện tu học sau khi cảm thấy yêu quý đời sống xuất gia làm tu sĩ trong một dịp xuất gia gieo duyên lần thứ 19 tại Thiền viện Phước Sơn, chia sẻ: “Tôi tin rằng việc thọ giới và trì giới là điều quan trọng thiết yếu của người xuất gia, làm được điều đó sẽ giúp mình gìn giữ được giới thân và dần trở thành một con người hoàn toàn mới (tốt đẹp hơn) để có thể đền đáp hiếu ân một cách trọn vẹn nhất sau khi mình xuất gia tu học theo truyền thống Phật giáo Theravada.
Sau khi xuất gia gieo duyên, được Hòa thượng hướng dẫn về giới luật về thiền và kinh pháp cú.... một cách nghiêm túc, nên nhận thức ra “không có sự đền đáp hiếu ân nào trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa nhất khi mình dám phát nguyện tu học để trở thành một nhà tu hành phụng sự chung cho cộng đồng xã hội và khi có quyết định quan trọng ấy, chính cha mẹ là tác nhân đầu tiên để Tôi vững tin”
“Ba mẹ hoan hỷ với quyết định của Tôi và nghĩ rằng, tạo ra Tôi giống như một tặng phẩm có thể dâng tặng cho cuộc đời này và Tôi ít nhiều đã cảm nhận được ba mẹ luôn cảm thấy tự hào về điều đó”
Được biết, khóa tu xuất gia gieo duyên lần thứ 19 được tổ chức tại thiền viện Phước Sơn trong 5 ngày (30/8 - 3/9/2024) với 500 khóa sinh đăng ký tham dự, trong thời khóa tu học, các khóa sinh sẽ thực tập thiền vipassana, học kinh Pháp Cú, sống đời sồng phạm hạnh của một tu sĩ tại Thiền viện.
Ban TT.TT Phật giáo tỉnh Đồng Nai.