Nói đến văn hóa truyền thống của các quốc gia Á Đông, thì không thể không nói đến Trà đạo. Văn hóa Trà đạo gắn liền với sự tinh tế trong cách chế biến và thưởng thức, mang nét riêng của mỗi nền văn hóa.
Chính vì những lý do đó, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề:“Văn hóa trà ở Việt Nam và thế giới - Lịch sử - Văn hóa trà trong bối cảnh đương đại" nhằm tìm hiểu tính lịch sử, quá trình phát triển văn hóa trà ở Việt Nam và thế giới vào sáng ngày 9/12/2020 tại hội trường khách sạn Sao Mai, số 178, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Toàn cảnh diễn ra hội thảo
Chủ toạ Hội thảo có: ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở VH, TT&DL tỉnh Đồng Tháp, TS. Lê Thị Ngọc Điệp, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐHKHXH & NV, PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, hiệu trưởng trường ĐHKHXH & NV TP. HCM.
Tham dự hội thảo có: Đại Đức Châu Hoài Thái, uỷ viên HĐTS, Phó Ban Thông tin Truyền thông Trung ương GHPGVN, Đại Đức Thích Minh Ân, Phó tổng Biên tập Kênh Thông tin Tổng hợp Phật sự Online, Chư tôn đức BTS GHPG tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Trọng Hương, chủ sở hữu Trà Sen Tháp Mười cùng các đại biểu là các giảng viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.
PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan phát biểu khai mạc tại hội thảo
Khai mạc buổi hội thảo, PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan, nêu lên ý nghĩa mà các đơn vị đã phối hợp tổ chức. Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về văn hoá trà Việt Nam và của thế giới, nhằm nâng chất, nâng tầm của trà, đặc biệt là trà sen. Hội thảo cũng là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân kỷ niệm Lễ giỗ lần thứ 91 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói hội thảo là cầu nối hàng Việt Nam, đặc biệt là Trà Sen một sản phẩm đặc trưng của tỉnh đồng tháp để giới thiệu văn hoá trà Việt Nam đến quốc tế.
Ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng tháp làm Chủ toạ Hội thảo
Đại đức Thích Minh Ân, Phó Tổng Biên tập Kênh Thông tin Tổng hợp Phật sự Online phát biểu tại hội thảo
Tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu, học giả tham luận xoay quanh về trà như: Nguồn gốc trà, văn hoá trà trong đạo Phật, văn hoá trà tại các nước trên thế giới… Từ đó nhằm định hướng trà Việt Nam theo lộ trình bảo tồn là di sản văn hoá của thế giới. Nhiều ý kiến tham luận nêu ra là đặc tính của trà sen, được chế biến bằng dây chuyền khép kín, tận dụng nguồn sản phẩm đầu vào đầy đủ có sẵn tại địa phương, trà được ướp trực tiếp từ sen, không chất bảo quản, tinh tuý thuần khiết, thanh tao đặc trưng của sen, đủ điều kiện đến với thương trường quốc tế và đăng ký làm hồ sơ đưa văn hoá trà nói chung trở thành di sản.
Hội thảo lần này sẽ hứa hẹn một tiềm năng cho trà Việt Nam và văn hoá trà của các nước với những bước đi vững mạnh trong bối cảnh đương đại.
Dưới đây là một số hình ảnh diễn ra tại hội thảo:
Chiều ngày 19-4 (nhẳm 22 tháng 03 năm Ất Tỵ), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện Bình Chánh đã đến chùa Tam Bửu (TT.Tân Túc) viếng tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Lạc, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN H.Bình Chánh, trụ trì chùa Tam Bửu tân viên tịch.
Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.
PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam
Năm nay, một sự kiện Phật giáo Quốc Tế đặc biệt sẽ diễn ra tại thành phố mang tên Bác với sự chấp thuận của Chính phủ và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) – đó là Đại lễ Vesak (Đại lễ Phật Đản) Liên Hợp quốc lần thứ 20 năm 2025 sẽ được đăng cai tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 6/5 đến 8/5, với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.