Hà Nội: Chùa Bối Khê đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng 7-2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), huyện Thanh Oai trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với chùa Bối Khê.

Tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Thanh Chính - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban thường trực BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Tiến Đạt - Phó viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Thượng tọa Thích Đạo Phong - Ủy viên HĐTS, Phó ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Thượng tọa Thích Minh Tín - Ủy viên HĐTS, Phó BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Hòa thượng Thích Tiến Thịnh - Ủy viên BTS GHPGVN thành phố Hà Nội, Trưởng BTS GHPGVN huyện Thanh Oai; Đại đức Thích Viên Đức - Phó thư ký, Chánh văn phòng BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Đại đức Thích Quảng Tĩnh - Ủy viên BTS GHPGVN thành phố Hà Nội; Trưởng BTS GHPGVN quận Nam Từ Liêm; Ni trưởng Thích Đàm Khoa - Ủy viên thường trực HĐTS, Phó trưởng Phân ban Ni giới TW, trụ trì chùa Bối Khê cùng chư Tôn đức Tăng Ni trong BTS Phật giáo huyện Thanh Oai. 

Về phía chính quyền có ông Phạm Quang Nghị - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; bà Ngô Thị Thanh Hằng - nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội; ông Phạm Định Phong - Phó cục trưởng Cục Quản lý di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); bà Phùng Thị Hồng Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố…

Chùa Bối Khê có tên chữ là “Đại Bi tự”, tọa lạc tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Nội), là một công trình tôn giáo, tín ngưỡng, kiến trúc tiêu biểu, được khởi dựng từ thời Trần trên bờ Đỗ Động giang.

Ngôi chùa gắn liền với Thiền sư Nguyễn Bình An, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Bối, người có công truyền bá Phật pháp và xây dựng đời sống tâm linh, văn hóa cho nhân dân.

Thánh Bối Nguyễn Bình An là người làng Bối Khê, xuất gia đầu Phật từ nhỏ. Sau lên chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm Tự) tại thôn Tiên Lữ (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ) tu trì và đắc đạo ở đó. Sau khi ông nhập khám, hai làng Bối Khê và Tiên Lữ (vùng Tứ Bích) kết chạ thành anh em tới ngày nay.

Hậu cung của điện Thánh là một trong hai công trình kiến trúc cổ khá hiếm hoi về hình thức kiến trúc đấu củng tại Việt Nam thế kỷ 17.

Chùa có kết cấu “tiền Phật, hậu Thánh”, “nội công, ngoại quốc”, hướng Tây, bao gồm các hạng mục: Đền Đức Ông, vườn tháp, ngũ môn quan, cầu gạch, tam quan, nhà bia - sắp lễ, chùa Phật; điện Thánh, nhà Tổ - nhà Mẫu và nhà khách. Hiện chùa còn bảo lưu được bệ đá hoa sen thời Trần, chim thần Garuda tạc bằng gỗ ở đầu đao thượng điện, chân đèn đá, tượng và gạch thời Mạc, tượng thời Lê có giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt, ở phần điện Thánh kết cấu theo kiểu chồng diêm 2 tầng, 8 mái đao cong là tuyệt tác của nghệ thuật tạo hình. Chùa Bối Khê đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1979.

Chùa Bối Khê tồn tại đến ngày nay như một “bảo tàng sống” mang trong mình đủ phong cách kiến trúc, nghệ thuật của các triều đại phong kiến. Ngoài ra trong chùa còn lưu giữ được hệ thống các di vật khá đặc sắc có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn, minh chứng cho các thời kỳ phát triển nghệ thuật điêu khắc, mỹ thuật của Việt Nam .

Lễ hội chùa Bối Khê hàng năm diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12 tháng Giêng (âm lịch). Ngoài ra, tại chùa còn có lễ hội cầu mưa và tục kết chạ giữa hai làng Bối Khê và Tiên Lữ (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ).

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho biết: Lễ đón nhận Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với di sản văn hóa của cha ông để lại; tôn vinh giá trị kiến trúc nghệ thuật của di tích chùa Bối Khê. Đây cũng là dịp tưởng nhớ, tôn vinh Đức Thánh Bối, ôn lại giá trị văn hóa truyền thống của quê hương. Thông qua việc tổ chức chuỗi hoạt động lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của di tích quốc gia đặc biệt; quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh về du lịch của quê hương Thanh Oai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện ngày càng khởi sắc, bền vững.

Sau lễ khai mạc, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan đánh trống chính thức khai hội chùa Bối Khê Xuân Ất Tỵ 2025.

Tại lễ hội có các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng, như: Triển lãm “Chùa Bối Khê - những giá trị di sản vô giá”; trưng bày giới thiệu một số sắc phong, văn bia lưu trữ tiêu biểu: Lưỡng quốc Trạng Nguyên Nguyễn Trực, Quận công Lê Tiến Quý, Hoàng giáp Lê Huy Trâm; triển lãm sinh vật cảnh; khai mạc biểu diễn Lân sư rồng huyện Thanh Oai năm 2025; Giải bóng đá thanh niên chào mừng lễ hội chùa Bối Khê; đồng diễn tập thể cùng nhiều trò chơi dân gian; hát quan họ; liên hoan văn nghệ chào mừng lễ hội với chủ đề “Bối Khê - Tiên Lữ 700 năm một mối ân tình”…

Diệu Tường - Tiến Lộc

Download Android Download iOS
Lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn tại Bình Dương – Giới đàn khu vực thí điểm đầu tiên

Sáng 1/4 (nhằm 4/3/Ất Tỵ), tại Tổ đình Hội Khánh (Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), lễ khai mạc Đại giới đàn Trí Tấn do Ban Tăng sự Trung ương phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức. Đây là lần đầu tiên GHPGVN tổ chức Đại giới đàn thí điểm theo khu vực, quy tụ hơn 400 giới tử từ 5 tỉnh miền Đông Nam Bộ là Bình Dương, Đồng Nai, Bìn

[Video] Trung ương Giáo hội thành kính dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh

Chiều 26-3, chư Tôn đức Giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự đã vân tập về chùa Vạn Đức (Tp.Thủ Đức) để thành kính dâng hương, tưởng niệm Lễ tiên thường nhân 11 năm ngày viên tịch của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Tổ sư pháp môn Tịnh độ Việt Nam, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật, Chủ tịch đời thứ hai GHPGVN.

Phát động cuộc thi sáng tác “Ngọa Vân - Niềm tự hào lịch sử Phật giáo Việt Nam”

Nhằm lan tỏa vẻ đẹp và giá trị văn hóa, tâm linh của Ngọa Vân, Công ty Cổ phần Du lịch Văn hóa Ngọa Vân - Yên Tử tổ chức cuộc thi sáng tác với chủ đề “Ngọa Vân - Niềm tự hào Phật giáo Việt Nam”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 7/3/2025 đến hết ngày 15/4/2025, dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online