Hà Nội: Chùa Pháp Vân và các tôn giáo bạn cùng TNV Thabarwa VN tham gia chương trình “Hà Nội Xanh”

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 23 tháng 3 năm 2024, đại diện Phật giáo (chùa Pháp Vân) cùng các tôn giáo bạn trên địa bàn Hà Nội, hưởng ứng phong trào Bảo vệ Môi trường dưới sự trợ duyên của Công an TP Hà Nội (Phòng PA02) đã tham gia dọn rác với khẩu hiệu “Hà Nội Xanh” quanh khu vực Thủ đô, xuất phát từ điểm Công viên Indira Gandhi, số 16 Láng Hạ, Ba Đình.

            Chương trình đã thu hút khoảng 150 đại biểu, bao gồm:

-Đại diện Ban Tôn giáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; 

-Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam Tp. Hà Nội; 

-Đại diện Ban Dân vận Tp. Hà Nội; 

-Đại diện Ban Tôn giáo Tp. Hà Nội; 

-Đại diện Công an Tp. Hà Nội; 

-Đại diện UBND quận Ba Đình; 

-Đại diện Công an quận Ba Đình, Hà Nội.
-Đại diện lãnh đạo các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Tp. Hà Nội: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ki Tô, Tôn giáo Baha'i…
-Đại diện một số cơ quan thông tấn báo chí và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn Tp. Hà Nội.

Trong những năm qua, các tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai có hiệu quả các hoạt động chung tay Bảo vệ Môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. TT Thích Thanh Huân, Uỷ viên Thư ký HĐTS TƯ GHPGVN, Phó Chánh VP TW GHPGVN, Phó Ban Phật giáo Quốc Tế; Trụ trì chùa Pháp Vân, số 1299, đường Giải Phóng, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, là người khởi xướng và cũng là thành viên tích cực trong các tổ chức thuộc Chính phủ quản lý và phi chính phủ phối hợp chung tay vì cộng đống suốt 7-8 năm qua. Với phương châm “đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện rõ quan điểm đồng hành cùng dân tộc trên mọi phương diện, trong đó có bảo vệ môi trường.

Trước đó, năm 2019, từ 3 điểm ở 3 miền Tổ quốc: Chùa Pháp Bảo (TP. Hồ Chí Minh); Chùa Pháp Vân (TP. Hà Nội); Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng Hải Đức (tỉnh Thừa Thiên Huế), Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố đã chung tay với Sở TN&MT quan tâm đến các tôn giáo, để khuyến khích người Việt thống nhất hành động thiện lành vì cộng đồng; yêu thương, bao bọc và chia sẻ giúp đỡ đến những người xung quanh. Vì bảo vệ người chính là bảo vệ mình trong tinh thần Nhân – Duyên – Qủa, Trùng trùng Duyên khởi:

Trong Kinh Phật Tự Thuyết (Tiểu Bộ I, tr. 291), nguyên lý Duyên khởi đã được Đức Phật tóm tắt:

 “Do cái này có mặt nên cái kia có mặt.

Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt.

Do cái này sinh nên cái kia sinh.

Do cái này diệt nên cái kia diệt”.

Bằng những việc làm cụ thể và thiết thực, các tổ chức tôn giáo đã gắn bó, đồng hành cùng MTTQ Việt Nam các cấp, đóng góp tích cực vào công tác BVMT và ứng phó với BĐKH; cũng như thể hiện sự tôn trọng, phá ngã chấp, cùng mở rộng từ bi vô điều kiện, thực hành thiện pháp không giới hạn.

Cũng trước đó, cùng năm 2019, nhiều hoạt động Bảo vệ môi trường ý nghĩa đã diễn ra tại điểm chùa Pháp Vân ở Thủ Đô và Hà Nội. Tại chùa Pháp Vân, nhiều tôn giáo đã phối hợp cùng Công an TP Hà Nội tổ chức hội nghị tọa đàm về “Tôn giáo với cuộc sống an lành và môi trường tươi đẹp”. Chủ trì tọa đàm là Thượng tọa Thích Thanh Huân - Trụ trì chùa Pháp Vân cùng đại diện Trung ương MTTQ Việt Nam; Ban Tôn giáo Chính phủ, Vụ Công tác tôn giáo Ban dân vận Trung ương, Công an Tp. Hà Nội; các điện diện của các tôn giáo… 

Qua đấy, chùa Pháp Vân cũng đã thành lập các CLB hoạt động hướng đến cuộc sống xanh theo đúng tinh thần Bồ-tát hạnh nhập thế đi vào đời hóa độ chúng sanh trên bốn phương diện Tứ nhiếp pháp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Vì vậy, các buổi thuyết giảng giáo lý, các khóa tu của chùa đều khai thị, hướng dẫn, động viên, khuyến tu, khích lệ Phật tử đạo hữu nên: xả ác hành thiện, sống vô ngã vị tha, quan tâm đến mọi đối tượng xã hội, sống thân thiện với môi trường, trông cây xanh, bảo vệ động vật, gây quỹ vì cộng đồng (ATM gạo mùa dịch, cứu trợ đồng bào các tỉnh như: Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình…),  phát cháo, phát quà cho người nhiễm HIV, người già, người bệnh, người nghèo khó… 

Phật giáo với việc thấm nhuần các triết lý Nhân Quả, Nghiệp, Luân hồi, Vô Ngã, Duyên sanh,… càng thể hiện sự tình nguyện làm thiện một cách sâu sắc. Việc chư Tăng Ni cư sĩ Phật tử Việt Nam cũng như Phật giáo Quốc tế cùng chung tay thực hành lời Phật, duy trì Tam quy, Ngũ giới, Thập Thiện, Bát quan trai, Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, 37 phẩm trợ đạo… cũng đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần Bảo vệ Môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện cũng như trên thế giới hiện nay. Mô hình này đã được Thiền sư Ottamathara – Viện trưởng gần 130 trường thiền Thabarwa tại Myanmar và trên thế giới, thực hiện nhiều năm qua. Phật tử Sao Mai Nguyễn (Nguyễn Thị Mai) đã trả lời phỏng vấn của báo chí rất hoan hỷ khi tiếp nhận tinh thần Phật học ứng dụng, Thiền học ứng dụng, làm thiện pháp không giới hạn từ lời dạy của Thiền sư Ottamathara tại chùa Pháp Vân trong ba tháng Hạ vừa qua tại Thủ đô. Và nhờ vậy, đã động viên đạo hữu về tham dự chương trình và lan truyền thông điệp Bảo vệ Môi trường, kết duyên lành cộng đồng qua thiện pháp nhặt rác hôm nay. Qua đó bày tỏ niềm biết ơn chính quyền các cấp, chùa Pháp Vân, BTC đã tạo cơ hội để bản thân được học hỏi, giao lưu và nguyện sống ý nghĩa không hối tiếc tuổi trẻ vì nhận thức kiếp người ngắn ngủi, nên làm lành lánh dữ.

Nghị quyết Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ 6 khóa VIII (2017-2022) ngày 30 tháng 7 năm 2021 cũng đã “Kêu gọi Tăng Ni, Phật tử tiếp tục tích cực hưởng ứng phong trào trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu sử dụng rác thải nhựa, thực hiện tốt phong trào văn hóa an toàn trong tham gia giao thông; Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc tại các cơ sở thờ tự, tham gia các hoạt động an sinh xã hội, hiến máu nhân đạo, hiến mô tạng v.v… Đặc biệt, tích cực công tác cứu trợ, từ thiện xã hội, đóng góp nguồn lực trong phòng chống dịch Covid- 19” (Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2021). Tất cả quan điểm trên, Thiền sư Ottamathara – Myanmar và Tăng đoàn Thabarwa đã thực thi mô hình này trên 20 năm.

 Trong tinh thần hoằng pháp thời hiện đại, chùa Pháp Vân cũng như hơn 18 ngàn ngôi chùa và hơn 54 ngàn Tăng Ni trên cả nước; chư Tăng Ni Phật tử trên khắp thế giới đều hướng đến thực hành lời Phật để chuyển mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh; linh hoạt, mềm dẻo, nhu nhuyến, tinh tấn, sử dụng nhiều các hình thức phương tiện khác nhau để đưa đạo vào đời, ban vui cứu khổ chúng sanh. Nhất là trong thời hiện đại, chiến tranh, bệnh dịch, ô nhiễm môi trường, mất niềm tin nơi tha nhân… càng nên khuyến khích “Phật hóa” giáo lý Phật đến từng cá nhân hộ gia đình để mỗi người tự thắp lên tánh giác, sống an vui mình lợi người, tự độ độ tha trong đạo lộ bậc Thánh; góp phần giải quyết nhiều vấn nạn xâ hội.

Thuyết Duyên khởi của Phật giáo chỉ ra rõ mối liên hệ giữa các hiện tượng tự nhiên, nhân sinh, vũ trụ, và tâm linh tôn giáo có liên quan với nhau; mọi hiện tượng trong vũ trụ nương nhau mà thành. Thuyết này cũng chỉ ra quan hệ tác động qua lại sâu sắc giữa con người với thiên nhiên, muông thú, môi trường, cộng đồng xã hội…

 Đức Phật luôn tán thán bảo vệ môi trường, tôn trọng sự sống; cả cuộc đời Ngài phần nhiều luôn gần gũi thiên nhiên. Ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng nhắc nhiều đến Nhân Qủa. Qua tinh thần thuyết Duyên khởi và luật Nhân Quả khuyến cáo những hiểm họa về môi trường, rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu,... có tác động bởi chính các trạng thái tâm và hành vi “Tham, Sân, Si” của nhân loại với môi trường tự nhiên. Vì vậy, con người cần phải có trách nhiệm chuyển hóa thân - khẩu - ý để có thể chung sống an vui hạnh phúc với mọi giới, mọi loài; buông xuống ngã và ngã sở.

Việc tham gia bải vệ môi trường của Phật giáo bắt nguồn từ ý nghĩa lời dạy của Đức Phật trong các truyền thống kinh điển cả phái Nguyên thủy và Đại thừa. Kinh Phạm Võng, Phật Ngài dạy: “Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta. Từ nhiều đời, ta đều thác sinh nơi đó. Vì lẽ ấy nên chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ ta. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì bị vô lượng phiền não che phủ nên chúng sanh chẳng nhận thấy được”. Đức Phật đề cao quan điểm Từ bi: “Tâm Từ phải được rãi khắp đồng đều cho mọi chúng sanh, phải bao trùm vạn vật, phải sâu rộng và đậm đà như tình thương của bà từ mẫu đối với người con duy nhất, săn sóc, bảo bọc con, dầu nguy hiểm đến tánh mạng cũng vui lòng” (Kinh Tiểu Bộ). Trong kinh Từ Bi ghi lại: “Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh”. 

Thái độ tôn trọng sự sống, thân thiện với tự nhiên, muôn loài, môi trường, là giải pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên, giữ gìn cuộc sống xanh – sạch – đẹp, giảm thiểu thiên tai và ảnh hưởng do biến đổi khí hậu mang lại. Đức Phật giác ngộ đã đem đến thông điệp hòa bình, hòa hợp, an lạc cho con người, vũ trụ, thiên nhiên. Hàng đệ tử tứ chúng hậu thế qua nhiều giai đoạn lịch sử vẫn giữ nguyên tinh thần giáo Pháp mà Đức Phật đã khai sáng, bằng nhiều việc làm thiết thực nguyện là cánh tay nối dài của Thế Tôn đem ánh sáng chánh pháp làm an vui cuộc đời, kết duyên lành với chúng sanh ba cõi bốn loài. Việc làm của chùa Pháp Vân, Tăng đoàn Thabarwa cũng như đông đảo Tăng Ni cư sĩ khắp năm châu luôn thể hiện rõ điều đó trong các hoạt động thiện nguyện suốt các chặng đường lịch sử Phật giáo Việt Nam, lịch sử Phật giáo thế giới nhiều năm qua; gây được thiện cảm, sự quan tâm và ủng hộ của nhiều giới; tránh được những xung đột tôn giáo sắc tộc chấp trước đáng tiếc; góp phần đem lại hòa bình thịnh vượng cho quốc độ và nhân loại.

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online