Hà Nội: Chùa Tăng Phúc (Thượng Cát) trang nghiêm lễ Thượng nguyên, Khai xuân, Đón chạ, cầu Quốc thái Dân an

PSO - Sáng ngày 24/2/2024 (nhằm ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại chùa Tăng Phúc, số 27, tổ 11, phố Thượng Thanh, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội đã diễn ra buổi lễ “Thượng nguyên, Khai xuân, Đón chạ, cầu Quốc thái Dân an”.

Chứng minh, tham dự có NS. Thích Đồng Hoà, Uỷ viên Thường trực Ban TT-TT TƯ GHPGVN, Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Chánh Thư ký BTS GHPGVN quận Long Biên, Trụ trì chùa Tăng Phúc (Thượng Cát); ông Nguyễn Viết Thắng, Chủ tịch UBMTTQ phường Thượng Thanh; cùng phái đoàn đại diện lãnh đạo các ban ngành phường Thượng Thanh: Ông Phạm Văn Trung, Trưởng Tiểu Ban quản lý di tích Đình - Chùa Tăng Phúc (Thượng Cát), Tổ trưởng tổ dân phố 11 cụm dân cư Thượng Cát. Các Ông bà lãnh đạo các tổ dân phố cụm dân cư Thượng Cát; bà Trịnh Thị Dung, Bí thư Chi bộ thôn Thái Bình kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận cùng phái đoàn lãnh đạo thôn và nhân dân Phật tử thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh; ông Đào Văn Tuyến, Trưởng thôn Lộc Hà; bà Nguyễn Thị Thoa, Bí thư Đảng ủy thôn Lộc Hà cùng các vị lãnh đạo thôn Lộc Hà; Đội Trống Thăng Long Phật tử chùa Linh Quang, thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm; các ông bà lãnh đạo cụm dân cư Đức Hòa, Thượng Cát, phường Thượng Thanh, phường Đức Giang, quận Long Biên, TP. Hà Nội, cùng đông đảo bà con nhân dân Phật tử địa phương và thập phương đồng về tham dự chúc mừng.

Quang cảnh buổi lễ

Mở đầu là phát biểu khai mạc của ông Phạm Văn Trung đại diện cho bên cụm dân cư Thượng Cát… Tiếp theo là chương trình múa trống Thăng Long khai hội và Văn nghệ cúng dàng Đại lễ, với sự tham gia của rất nhiều Ca sỹ, Nghệ sỹ tại địa phương và trong TP. Hà Nội, những tiết mục múa, hát rất đặc sắc…

Phát biểu chúc mừng NS. Thích Đồng Hòa cho biết: “Hằng năm cứ vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, nhân dân cụm dân cư Thượng Cát (phường Thượng Thanh) tụ hội về chùa Tăng Phúc (Thượng Cát) cùng nhau tổ chức lễ hội đón Chạ anh giữa hai làng Thượng Cát và Thái Bình (thôn Thái Bình, xã Mai Lâm). Từ bao đời nay, trong thiết chế văn hóa làng xã của người Việt cổ ở châu thổ sông Hồng, cụm kiến trúc Đình - Đền - Chùa là nơi hội họp sinh hoạt văn hóa, bảo lưu các truyền thống văn hóa của mỗi địa phương. “Kết Chạ” là một phong tục rất thú vị và khá phổ biến ở vùng Kinh Bắc, nó là hình thức giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa hai làng gần nhau và có chung một truyền thống văn hóa, chung một cánh đồng, bến sông hoặc thờ chung một vị Thần, Thành Hoàng làng.

NS. Thích Đồng Hòa phát biểu chào mừng

Theo lịch sử để lại, làng Thượng Cát xưa gọi là bên “Em” kết Chạ với làng Thái Bình bên kia sông Đuống gọi là bên “Anh”. Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng nhân dân hai làng mở lễ hội kết Chạ rất tưng bừng, nhộn nhịp khắp hai bờ Sông Đuống. Bên Anh và bên Em cùng tổ chức đón rước Chạ qua sông, cúng lễ Thượng nguyên ở Đình- Đền- Chùa và ca hát giao lưu bằng những làn điệu văn nghệ truyền thống du dương, tha thiết…

 

Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, nối tiếp truyền thống của Tổ tiên, bà con nhân dân Thượng Cát hôm nay cùng nhau tụ hội về chùa Tăng Phúc đón Anh cả Thái Bình, khai hội truyền thống đón Chạ anh, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân ấm no, hạnh phúc…”

Được biết, chùa Tăng Phúc (Thượng Cát) khởi thuỷ xây dựng từ thời nhà Lý, đầu thế kỷ thứ XII, cách đây gần 1000 năm. Từ khi xây dựng cho đến nay, chùa được trùng tu tôn tạo nhiều lần để đáp ứng nhu cầu tâm linh, tu học của Nhân dân Phật tử địa phương và thập phương gần xa. “Mái Chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Ngôi chùa Tăng Phúc (Thượng Cát) được trùng tu là một duyên lành vừa khẳng định tâm nguyện thiết tha Ni sư trụ trì, của bà con nhân dân Phật tử, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính quyền, Mặt trận các cấp trong việc chăm lo đời sống vật chất, tín ngưỡng của cộng đồng… Các cụ bô lão có câu: “Xây chùa Tăng Phúc, Tăng Phúc lạc. Dựng làng Thượng Cát- Thượng Cát an”. Vì thế trong những năm qua, Ni sư trụ trì chùa Tăng Phúc cùng nhân dân Phật tử chùa Tăng Phúc đã có nhiều hoạt động như: Từ thiện xã hội, Văn hóa, Hoằng pháp, Giáo dục…rất tích cực, đạt hiệu quả cao được các Ban ngành tán thán khen ngợi…Tiếng chuông, tiễng mõ chùa Tăng Phúc (Thượng Cát) đã gắn liền với đời sống của người dân, dù đi dâu, về đâu những người con dân Thượng Cát nơi đây vẫn nhớ về ngôi chùa Tăng Phúc, nhớ về làng Thượng Cát thân thương…!

Trịnh Thị Dung phát biểu cảm ơn

Tiếp đó, bà Trịnh Thị Dung đại diện cho lãnh đạo thôn và nhân dân Phật tử thôn Thái Bình phát biểu cảm ơn, chúc mừng năm mới nhân dân Phật tử làng Thượng Cát làm ăn phát đạt, vạn sự cát tường…

Cuối cùng là nghi thức niệm hương, bạch Phật, trì chú, tụng kinh cầu an đầu năm… kết thúc đại lễ “Kết chạ chúc mừng năm mới Giáp Thìn - 2024” thật an vui, hoan hỷ và thành tựu.

NS.Thích Đồng Hòa

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Lào Cai: Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh Trà Vinh tiếp tục hành trình "Hướng về miền Bắc thân thương"

Tiếp tục hành trình “Hướng Về Miền Bắc Thân Thương” tại tỉnh Lào Cai, ngày 19 và 20/9/2024, đoàn Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh Trà Vinh đã đến thăm và tặng quà đến đồng bào xã A Lù huyện Bát Xát và xã Phúc Khánh huyện Bảo Yên, là 2 địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ do hoàn lưu bão Yagi gây ra.

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online