Hà Nội: Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024 tại chùa Linh Quang (Lộc Hà)

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 22/05/2024 (tức ngày 15/4 năm Giáp Thìn), hòa chung trong không khí đại hoan hỷ kính mừng kỷ niệm lần thứ 2648 năm ngày đản sinh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật. Chư Ni, chính quyền, nhân dân, Phật tử chùa Linh Quang (thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) trang nghiêm cử hành đại lễ Kính mừng Phật đản PL.2568 - DL.2024.

Tham dự Đại lễ Phật đản có NS. Thích Đồng Hòa, Ủy viên Thường trực Ban TT-TT TƯ GHPGVN, Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Trụ trì chùa Linh Quang, Trưởng BTC; NS. Thích Hiền Thảo, Trụ trì chùa Bồ Đề (Tp.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên); cùng chư Ni tại Bản tự. 

 

Về phía chính quyền địa phương có bà Nguyễn Thị Thoa, Bí Thư Chi bộ thôn Lộc Hà; ông Đào Văn Tuyến, Trưởng thôn Lộc Hà; cùng các ông bà lãnh đạo thôn, Ban Chấp hành Hội người Cao tuổi, hai giới các cụ cùng bà con nhân dân Phật tử địa phương đồng đến tham dự.

Mở đầu Đại lễ là nghi thức cúng Phật, tụng kinh Lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cầu an, cúng dàng ngày Đức Phật đản sinh. 

NS. Thích Đồng Hoà tuyên đọc Thông điệp Phật đản

Tiếp theo, NS. Thích Đồng Hoà tuyên đọc Thông điệp Phật đản của Đức Pháp chủ GHPGVN và chia sẻ một thời Pháp thoại về “Ý nghĩa ngày Phật đản”. Ni sư cho biết: “Sự đản sinh của Đức Phật có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, không những Ngài đã góp phần củng cố trật tự xã hội Ấn Độ, mà còn hướng dẫn con người thoát khỏi những khổ đau sinh tử. Xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ rất phức tạp, có rất nhiều trường phái và các học thuyết khác nhau, trong Luật Thiện Kiến ghi: “Có đến 96 trường phái”. 

NS. Thích Đồng Hoà chia sẻ một thời Pháp thoại về “Ý nghĩa ngày Phật đản” 

Tất cả các học thuyết của các trường phái ấy lan rộng khắp nơi và chịu sự chi phối của Bà la môn giáo. Nhưng đến khi đất nước lớn mạnh với những cơ sở hạ tầng phát triển thì kiến trúc thượng tầng dường như không kham nổi vai trò của mình nữa. Những sinh hoạt hàng ngày mà người dân Ấn Độ lệ thuộc vào Bà la môn giáo, lệ thuộc vào các vị thần quyền năng… đã trở nên gò bó đơn điệu. Vào giai đoạn ấy, một Bậc giác ngộ chân lý có khả năng giải quyết mọi rối ren về tư tưởng và của con người lúc bấy giờ. Đó là một Đấng sáng tạo không độc quyền giữ chân lý, Ngài chỉ dung nạp, dung chứa và hòa hợp. Ngài đã tự thân tu tập, chứng ngộ rồi đưa ra con đường cứu khổ, giải thoát cho con người. Vị đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật ra đời mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không những Ngài đã thiết lập một xã hội bình đẳng, đem lại hòa bình cho nhân loại, mà còn hướng con người thoát khỏi khổ đau trầm luân trong sinh tử. Có lẽ từ những đóng góp có giá trị cho xã hội loài người như vậy mà Liên Hợp Quốc đã công nhận ngày Phật đản là ngày Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này rất có ý nghĩa, không những phổ biến giá trị của Phật giáo sâu rộng vào quần chúng nhân dân, mà còn thể hiện tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới... 

Cuối cùng, chư Tôn đức Ni cùng quý vị đại biểu chính quyền địa phương cũng như toàn thể Đạo tràng đã thực hiện nghi lễ niệm hương, tụng kinh Chuyển Pháp Luân và tắm Phật theo nghi thức truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cầu nguyện thế giới hoà bình, nhân dân an lạc. Kính chúc tất cả những người con Phật và tất cả nhân loại trên thế giới một mùa Phật đản an lạc, hạnh phúc. 

 

TKN Thích Đồng Hòa

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online