Hà Nội: Đại lễ Vu lan Báo hiếu chùa Kim Long năm 2024

PSO - Hòa chung niềm tri ân, báo ân, báo hiếu của người con Phật trên mọi miền đất nước, kính mừng Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2568 - DL.2024. Sáng ngày 20/8/2024 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), chư Tăng chùa Kim Long (thôn Phú Đa, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội) đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu.

Chứng minh tham dự đại lễ có TT. Thích Thiện Tài, Giáo thọ sư thiền viện Sùng Phúc (quận Long Biên, TP. Hà Nội; ĐĐ. Thích Quảng Phú, Ủy viên Ban Phật giáo Quốc tế BTS GHPGVN thành phố, Phó trưởng BTS GHPGVN huyện Thạch Thất, Trưởng BTC đại lễ; NS. Thích Đồng Hòa, Ủy viên Thường trực Ban TT-TT TƯ GHPGVN, Ủy viên Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN, Chánh Thư ký BTS GHPGVN quận Long Biên; SC. Thích Đàm Phúc, Chánh Thư ký BTS GHPGVN huyện Sóc Sơn, Trụ trì chùa Phúc Khánh (Sóc Sơn, TP. Hà Nội), dẫn chương trình đại lễ, cùng chư Tôn thiền đức Tăng Ni trong địa bàn thành phố.

Về phía quan khách có ông Đặng Văn Võ, Huyện uỷ viên, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể dục Thể thao huyện Thạch Thất; ông Kiều Văn Thể, Phó Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm; bà Phí Thị Huyền, Chủ tịch UB MTTQ xã; ông Kiều Văn Tưởng, Phó Chủ tịch HĐND xã; ông Kiều Quốc Trung, Cán bộ Văn hóa xã; ông Tạ Khắc Tâm, Bí thư Đảng ủy thôn Phú Đa 2; ông Kiều Quang Tân, Trưởng thôn Phú Đa 1; ông Tạ Văn Tâm, Trưởng thôn Phú Đa 2; ông Kiều Văn Chum, Phó thôn Phú Đa 1, cùng đại diện các ban ngành Đảng ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ huyện Thạch Thất, các ban ngành, đoàn thể xã Cần Kiệm; các Ông Bà lãnh đạo hai thôn Phú Đa 1 và Phú Đa 2, cùng đông đảo các Phật tử đạo tràng Pháp Hoa - Chùa Kim Long, bà con nhân dân Phật tử địa phương và thập phương gần xa đồng tham dự.

Mở đầu Đại lễ là chương trình văn nghệ, dâng hoa cúng dàng, bông hồng cài áo… lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ trọng đại của Phật giáo. Ngày lễ này được tổ chức vào tháng Bảy âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công ơn Cha Mẹ, Ông Bà và Tổ tiên; đồng thời khuyến khích mọi người biết trân trọng những gì mình đang có, thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đến với Cha Mẹ, Ông Bà, Tổ tiên. Ngày lễ Vu Lan có nguồn gốc từ sự tích Bồ Tát Mục Kiền Liên đại hiếu, người đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Từ đó, lễ Vu Lan đã trở thành ngày lễ để tưởng nhớ công ơn cha mẹ, ông bà và tổ tiên nói chung. Đồng thời khuyến khích mỗi người làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mình và thể hiện lòng biết ơn đúng nghĩa.

Ngày nay, lễ Vu Lan không chỉ đơn thuần là ngày lễ tôn giáo mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về việc trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên. Lễ Vu Lan của Phật giáo đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên, thiêng liêng của người dân Việt Nam. Lễ Vu Lan là Đại lễ mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn, đáp nghĩa của dân tộc. 

Mỗi năm, chư Tôn thiền đức Tăng Ni và những người con Phật khắp mọi miền trên thế giới đều tổ chức các hoạt động tôn vinh Cha Mẹ, Ông Bà và Tổ tiên như: Cúng dàng Tam bảo, dâng hoa, dâng nước, từ thiện xã hội, thuyết giảng về ý nghĩa Vu Lan báo hiếu… đối với người Việt, lễ Vu Lan còn đánh dấu một mốc son quan trọng trong văn hóa bản sắc của dân tộc, thể hiện sự tôn trọng, tri ân đến Cha Mẹ, Ông Bà và Tổ tiên. Đây là một trong những ngày lễ trọng đại có thể nói là “Ngày hội Văn hóa Tôn vinh Cha Mẹ, Ông Bà, Tổ tiên, người có công với Tổ quốc của toàn dân” và đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá, tín ngưỡng của người Việt.

Tiếp theo, TT. Thích Thiện Tài thay mặt cho chư Tôn thiền đức Tăng Ni ban đạo từ bằng một thời pháp thoại mang ý nghĩa rất sâu sắc, Thượng tọa chia sẻ “Trong dịp lễ Vu Lan, có nhiều việc làm ý nghĩa mà quý Phật tử có thể thực hiện như: Thể hiện tình yêu thương, tôn kính, sự biết ơn đối với Cha Mẹ, Ông Bà, Tổ tiên; làm từ thiện; tham gia các hoạt động xã hội thiện, lành, có ích; không sát hại chúng sinh mà cần giúp đỡ chúng chúng nhiều hơn nữa; cúng lễ Vu Lan đến Tam bảo, Cha Mẹ, Ông Bà, Tổ tiên, người có công với đất nước; thể hiện tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật…”

Cuối cùng là nghi thức dâng hương, tụng Sám Vu Lan, niệm Phật, hồi hướng, cầu nguyện quốc thái, dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

TKN Thích Đồng Hòa

Download Android Download iOS
Myanmar: chùa Đại Phước trang trọng tổ chức lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama trong tư thế ngồi, cao 6m

PSO - Ngày 15/9/2024, chùa Đại Phước Myanmar trang trọng thiết lễ chiêm bái mô hình đại Tôn tượng Phật Gotama, sau này được đúc bằng đồng nặng 7 tấn trong tư thế ngồi ban phước lành cao 6m. Tham dự lễ với sự chứng minh của Đức Tăng thống Myanmar - Tiến sĩ Sandimābhivaṁsa - Bậc Đại thiện trí cao thượng, Bậc Đại Xiển dương chánh Pháp cao thượng; Ngài

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Khánh Hòa: Vui Đón Trung Thu tại chùa Tòng Lâm Lô Sơn - Tp.Nha Trang

Ngày 14/09/2024 (nhằm ngày 12 tháng 8 năm Giáp Thìn), HT.Thích Trừng Thi, viện chủ chùa Tòng Lâm Lô Sơn (Đá Lố), thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cùng chư Tăng bổn tự đã tổ chức chương trình Vui Đón Trung Thu 2024 và trao 300 phần quà cho các em thiếu nhi quanh chùa.

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online