HÀ NỘI: ĐẠI SỨ QUÁN THÁI LAN THĂM CHÙA PHÁP VÂN VÀ THIỀN SƯ OTTAMATHARA

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày 18/10/ 2023 (nhằm ngày 04/09/ Qúy Mão), Đại sứ Quán Vương Quốc Thái Lan Nikomdej tại Việt Nam đã đến thăm, tặng quà chùa Pháp Vân và đảnh lễ Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara – Viện trưởng hơn 120 trường Thiền tại Myanmar và nhiều nước trên thế giới.

Cùng đi với Đại sứ Nikomdej ngoài trợ lý thân cận còn có phu nhân Poomchit và con gái Serene Balankura. TT. TS Thích Thanh Huân, Uỷ viên Thư ký HĐTS TƯ GHPGVN, Phó Chánh VP TW GHPGVN, Phó Ban Phật giáo Quốc Tế; Trụ trì chùa Pháp Vân, số 1299, đường Giải Phóng, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, đã đón tiếp đoàn trong sự thân mật, gần gũi, cởi mở.

Đại Sứ Quán  - Cơ quan đại diện ngoại giao của đất nước Thái Lan tại Việt Nam có địa chỉ đặt tại thủ đô Hà Nội, số 26 Phan Bội Châu. Ngài Đại Sứ (Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền) Thái Lan cùng với các Tham tán, Bí thư, Tùy viên,… trong nhiệm vụ của mình nhiều năm qua luôn nỗ lực quan tâm sâu sắc đến các vấn đề như: visa, kinh tế, du lịch, văn hóa, giáo dục, chính trị,… để báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại. Đại Sứ luôn cố gắng củng cố mối quan hệ ngoại giao và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Thái Lan, tham mưu nhiều chính sách tốt đẹp hợp tác mà công dân của cả hai nước đều có thể tham gia.

Trong dịp viếng thăm này, để tỏ bày lòng thành kính với Phật giáo, Ngài Đại Sứ có tặng chùa Pháp Vân một bức điêu khắc bằng đá xanh quý ghi dòng chữ: “Namo Tassa bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa” – là câu kệ lễ Phật xuyên suốt trong tu tập của chư Tăng, Tu nữ và Phật tử theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ Theravāda – Nam Tông. Nghĩa theo kinh tụng Phật giáo Nam tông Việt Nam: “Con đem hết lòng thành kính làm lễ đức Bhagava đó, Ngài là bậc Araham cao thượng, được chứng quả chánh biến tri do ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy”. Nghĩa theo kinh tụng Phật giáo Nguyên Thuỷ các nước bạn: “Cúi đầu đảnh lễ Đấng Từ Tôn, Bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường, Con nguyện thân tâm thường thanh tịnh, Làm lành lánh dữ lợi quần sanh”.

Các nước Phật giáo Nguyên thuỷ trên thế giới như Thái Lan, Myanmar đều niệm tụng câu kệ trên. Đây được coi như là biểu tượng/ dấu hiệu nhận biết Phật tử theo truyền thống Theravāda. Qua đó cho thấy, Ngài Đại Sứ rất sâu sắc trọng việc thấm nhuần đạo Pháp và là Phật tử thuần thành. Dưới tấm bia lưu niệm có khắc tên gia đình Đại Sứ kính dâng và thời gian tiến cúng cùng niệm ân đức Tam bảo: Namo Buddhaya, Namo Dhammaya, Namo Sanghaya.

Tại Thiền đường tầng 5 chùa Pháp Vân, đoàn Đại Sứ đến đảnh lễ, vấn an, cúng dường Thiền sư Ottamathara trong Khóa Thiền Vipassanā ứng dụng với đầy biểu hiện của Nghi lễ Phật giáo đối với người cư sĩ thuần thành tín tâm. Đại Sứ chia sẻ với Hội chúng đã từng xuất gia gieo duyên. Đó cũng là truyền thống của văn hóa Thái Lan. Và dù công việc bận rộn, mỗi ngày Đại Sứ vẫn giành ra khoảng 30 phút để hành Thiền.  

Thái Lan là nước nằm trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Mối quan hệ Phật giáo Nguyên thủy Thái Lan và Myanmar rất gần gũi vì đều lấy Phật giáo làm quốc giáo. Tại Thái Lan, Thiền sư Ottamathara hiện có khoảng 12 Trung tâm Thiền Thabarwa. Ngài giao lại cho chư Tăng và Tu nữ đệ tử quản lý các trung tâm khác nhau rải rác khắp đất Thái. Khóa Thiền lần này cũng có nhiều trụ trì các Trung Tâm Thiền Thabarwa Myanmar tại Thái Lan cũng có mặt và phiên dịch cho Ngài Đại Sứ. Mỗi năm Thiền Sư đều qua giảng Pháp tại các Trung tâm của mình và hoằng pháp nhiều chùa ở Thái.

Tăng đoàn Thabarwa chia sẻ với Đại Sứ Thái Lan, đầu năm 2023, khoảng tháng Tư dương, Ngài Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara cũng có chuyến Phật sự dài ngày tại Thái Lan. Ngoài việc khảo sát các trung tâm của mình, dạy thiền, Ngài Ottamathara còn chứng minh lễ xuất gia gieo duyên cho cả ngàn người nhân dịp Tết cổ truyền (Thingyan) của người Myamar trên đất Thái. Lễ chính Thingyan diễn ra trong 4 hoặc 5 ngày, thường là từ ngày 13 đến ngày 16/4.

Ngài Ottamathara chứng minh lễ xuất gia gieo duyên trong Tết truyền thống của người Myanmar

Thời gian giữa và cuối tháng Tư DL – 2024 này, đặc biệt, sự kiện ngoài mong muốn của tất cả, do một số xung đột nội tại của đất nước Myanmar, nhiều người dân từ khu vực Myawaddy, Swe Koke Ko của Myanmar đã tị nạn sang biên giới Thái Lan (địa phận Mae Sod), đều được chính quyền bảo hộ và an toàn trở về nước. Ngài Ottamathara là người trực tiếp có duyên hướng dẫn ứng dụng Thiền hành Vipassanā cho dân chúng mình trong thời gian xảy ra biến cố. Ngài tri ân sâu sắc đến các cấp quản lý tại Thái Lan đã bảo hộ sắp xếp để Ngài cùng quý Sư Thái Lan kết hợp giảng Phật Pháp trong những ngày tâm lý hoang mang của hơn 500 người tị nạn Myanmar; còn giúp người dân nước Ngài có đầy đủ vật thực và yên tâm trở lại quê nhà. Đồng thời, tri ân Tăng Ni cư sĩ Việt Nam trong nhóm TNC (như Cư sĩ Đoàn Thanh Bình, Cư sĩ Nguyễn Đoàn Kim Sơn, Cư sĩ Trần Thị Châm…) trên tinh thần người con Phật đã kịp thời kêu gọi hỗ trợ người tị nạn số tiền khoảng 100 triệu để người dân sớm ổn định cuộc sống. Ngài tỏ bày sự tri ân lớn lao đối với chính quyền Thái Lan và Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận duyên để Ngài được giảng Pháp trong nhiều năm qua.

Thiền sư Ottamathara và Sư Thái Lan giảng Pháp cho người Tị Nạn

Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara nổi tiếng thời hiện đại chuyên dạy Thiền Vipassanā mang tính ứng dụng thiết thực. Với tâm từ rộng lớn, các Trung Tâm Thiền Thabarwa của Ngài ngoài vấn đề chuyên tu nghe pháp, hành thiền, hoằng pháp, còn luôn mở rộng các phúc lợi xã hội cưu mang tất cả mọi hoàn cảnh: người già, người bệnh, người không nơi nương tựa, mẹ bầu, mẹ đơn thân, trẻ em mồ côi; cả người bệnh nan y, HIV – AIDS, người nghiện, người tâm thần. Ngài cũng mở nhiều khu bảo vệ động vật, tái chế rác thải, khuyến khích bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi thiên nhiên. Trung tâm Thabarwa chính nằm ở Thủ đô Yangon có nhiều Tăng Ni và người nước ngoài đến nương tựa. Tuy cuộc sống vật chất nhiều thiếu thốn giữa thời cuộc biến động của đất nước bộn bề nhưng với đời sống trường thiền giản đơn “ít muốn biết đủ”, “thiểu dục tri túc”, lấy Pháp làm mục đích, Tứ chúng Thabarwa đều hiểu thương sâu sắc, sống trong Pháp nhũ, lục hòa cùng một Thầy như sữa với nước nương tựa nhau cùng hành Pháp.

Tinh thần Vô Ngã Từ Bi, Hiện Tại Lạc Trú, Chánh Niệm Hiện Tại, Xả Ly Vô Chấp, Miên Mật Thực Hành Thiện Pháp, Chánh Niệm Tỉnh Giác,… luôn được Tăng Ni Cư sĩ Thabarwa chú tâm hành trì trong mọi hoàn cảnh. Thiền sư tin rằng bằng việc hiểu sâu nhân quả nghiệp báo trong các kiếp sống, thực hành Pháp một cách tinh tấn chân chánh của người con Phật sẽ “tự nhiên” góp phần vào giữ gìn hòa bình, đẩy lùi các vấn nạn của xã hội, giải quyết nhiều vấn đề xung đột bất thiện pháp sanh khởi,… bên cạnh mục đích giải thoát sanh tử luân hồi. Một lần nữa, trong nhiều nhân duyên với con người và đất nước Việt Nam yên bình trong thời gian trải nghiệm 03 tháng dạy Thiền Vipassanā ứng dụng tại Hà Nội (từ 01-08-2023 đến 01-11-2023), Thiền sư tỏ bày niềm hoan hỷ khi được là cánh tay nối dài của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cùng Tăng đoàn khắp năm châu và Phật tử hội duyên để tự nguyện thực hành những lời dạy mang tính chân lý bất hại của đức Phật, thắp sáng lên tuệ giác và tình thương rộng mở vô phân biệt đến con người vạn vật, góp phần ổn đinh hòa bình thế giới; tán thán những chính sách tốt đẹp mà các nhà lãnh đạo các quốc gia đã tri nhận và tạo điều kiện để thiện pháp tiến bộ không ngừng được mở rộng, đóng góp vào sự tiến bộ an vui lâu dài của nhân loại.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận:

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online